Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ được trình Quốc hội trong năm nay
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 57/TB-VPCP thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
Nội dung thông báo nhấn mạnh, mục tiêu xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao phải bảo đảm yếu tố hiện đại, đồng bộ, bền vững.
Nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao phải đặt trong tổng thể phát triển quy hoạch, dự báo chiến lược về nhu cầu của cả 05 phương thức giao thông: hàng không, đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa trong dài hạn.
Về hướng tuyến, giao Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) nghiên cứu, rà soát kỹ hướng tuyến để bảo đảm hướng tuyến thẳng nhất có thể, đồng thời tạo không gian mới.
Nghiên cứu thêm việc giảm số lượng ga để giảm chi phí. Đồng thời mở rộng phạm vi nghiên cứu dự án thêm đoạn TP.HCM – Cần Thơ.
Thường trực Chính phủ giao Bộ GTVT khẩn trương phối hợp với Văn phòng Chính phủ nghiên cứu thành lập Tổ công tác triển khai dự án Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng.
Bộ GTVT cần tiếp tục lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, các cán bộ kinh nghiệm trong ngành đường sắt về nhiều phương án để lựa chọn một phương án tối ưu trình Bộ Chính trị.
Khẩn trương hoàn thiện Đề án, trình Thường trực Chính phủ, trình Bộ Chính trị trong tháng 3 năm 2024.
Khẩn trương hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư trong năm 2024.
Bên cạnh đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, trong nội dung thông báo, Thường trực Chính phủ còn chỉ đạo sớm triển khai nhiều tuyến đường sắt quan trọng khác.
Cụ thể, yêu cầu Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan khẩn trương làm việc với phía Trung Quốc để thống nhất biên bản ghi nhớ, phương án hỗ trợ, hợp tác đầu tư về 3 tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Hạ Long - Móng Cái (tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Quảng Ninh kéo dài).
Trước mắt cần tập trung đầu tư các tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (phấn đấu khởi công trong năm 2025), nghiên cứu phương án sử dụng vốn vay ưu đãi nước ngoài (xác định rõ: lãi suất vay ưu đãi, giá trị vay và thời gian vay) và phương án phát hành trái phiếu để đầu tư.
Đồng thời, sớm khởi động lại để triển khai đầu tư hoàn thành tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân.
3 kịch bản xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam Bộ Giao thông Vận tải đang xin ý kiến các bộ ngành về phương án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam với 3 kịch bản. So với, những đề xuất trước đó của Bộ này, các phương án mới có số vốn đầu tư cao hơn. Cụ thể, kịch bản 1 là đầu tư xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đường đôi, khổ ray 1.435 mm, dài 1.545 km, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 17 tấn mỗi trục, chỉ khai thác tàu khách. Tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu được nâng cấp để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư khoảng 67,32 tỉ USD. Kịch bản 2 xây dựng mới tuyến đường sắt Bắc Nam đường đôi, khổ ray 1.435 mm, tải trọng 22,5 tấn mỗi trục, khai thác chung cả tàu chở khách và chở hàng, tốc độ thiết kế 200-250 km/h, chạy tàu hàng tối đa 120 km/h. Tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu được hiện đại hóa để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư khoảng 72,02 tỉ USD. Ưu điểm của kịch bản 2 là vận chuyển cả hành khách và hàng hóa trên cùng tuyến. Kết nối liên vận quốc tế thuận lợi, song tốc độ lưu thông thấp. Kịch bản 3 là đầu tư tuyến đường sắt Bắc Nam đường đôi, khổ ray 1.435 mm, tải trọng 22,5 tấn mỗi trục, tốc độ thiết kế 350 km/h, khai thác tàu chở khách và dự phòng cho chở hàng khi có nhu cầu. Tổng vốn đầu tư dự án 68,98 tỉ USD. Nếu đầu tư hạ tầng, thiết bị, phương tiện để khai thác tàu hàng chạy Bắc Nam thì vốn đầu tư dự án khoảng 71,69 tỉ USD. |
-
Xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam theo hướng thẳng nhất, gắn với phát triển đô thị
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cần nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam theo hướng thẳng nhất có thể. Đồng thời định hướng phát triển đô thị gắn liền với giao thông công cộng, đặc biệt là tuyến đường sắt tốc độ cao.
-
Trình Quốc hội dự án đường sắt hơn 67,3 tỉ USD, tốc độ 350km/h
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có chiều dài 1.541km, tốc độ 350km/h, tổng vốn đầu tư hơn 67,3 tỉ USD sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua trong kỳ họp sắp tới.
-
Tập đoàn hàng đầu Trung Quốc muốn tham gia dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sáng 6/11, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) cùng các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn....
-
7 lĩnh vực này đứng trước thời cơ chưa từng có khi đường sắt tốc độ cao gần 70 tỷ USD ở Việt Nam triển khai
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã chỉ ra ít nhất 7 lĩnh vực sẽ đón nhận cơ hội mới khi dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được triển khai, bao gồm: xây dựng; các ngành phụ trợ (vật liệu, sắt thép, công nghiệp hỗ trợ); dịch ...