Trình bày Tờ trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành được xây dựng nhằm hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực với công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình. Ảnh: Quốc hội
Dự án gồm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 đầu tư xây dựng 01 đường cất hạ cánh và 01 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác.
Giai đoạn 2 tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 01 đường cất hạ cánh cấu hình mở và 01 nhà ga hành khách để đạt công suất 50 triệu hành khách/năm, 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Giai đoạn 3, hoàn thành các hạng mục của Dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 05 triệu tấn hàng hóa/năm. Chính phủ chỉ đạo lập báo cáo nghiên cứu khả thi đối với từng giai đoạn của Dự án và báo cáo Quốc hội thông qua trước khi quyết định đầu tư.
Theo tờ trình điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày, trên cơ sở sự cần thiết đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư, Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh Nghị quyết số 94/2015/QH13 về chủ trương đầu tư dự án và Nghị quyết số 95/2019/QH14 về Báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 của dự án.
Cụ thể, điều chỉnh về quy mô, thời gian thực hiện giai đoạn 1 thành: Giai đoạn 1, đầu tư xây dựng 2 đường cất hạ cánh ở phía Bắc và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất cuối năm 2026 hoàn thành và đưa vào khai thác.
Cùng với đó, trình Quốc hội cho phép Chính phủ tổ chức phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh giai đoạn 1 của dự án theo thẩm quyền mà không phải báo cáo Quốc hội thông qua.
Báo cáo thẩm tra sơ bộ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày nêu rõ, Thường trực Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí sự cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án. Quốc hội cũng đã giao Chính phủ xem xét đầu tư bổ sung đầu tư thêm một đường cất hạ cánh, san lấp toàn bộ mặt bằng (thuộc giai đoạn 2) của Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra. Ảnh: Quốc hội
Đối với các nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, như về quy mô đầu tư giai đoạn 1, Chính phủ kiến nghị điều chỉnh phân kỳ đầu tư xây dựng Đường cất hạ cánh số 3 của dự án từ giai đoạn 3 sang giai đoạn 1.
Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc xây dựng ngay đường cất hạ cánh số 3 bên cạnh và cách đường cất hạ cánh số 1 đang đầu tư 400m về phía Bắc, để đưa vào khai thác đồng bộ cùng với giai đoạn 1 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc quản lý, khai thác, đáp ứng nhu cầu khai thác khi một đường cất hạ cánh gặp sự cố, bảo đảm sự khai thác liên tục của Cảng hàng không và góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư dự án. Do đó nhất trí với đề xuất của Chính phủ.
Có ý kiến cho rằng, chi phí đầu tư Đường cất hạ cánh số 3 khoảng 3.304 tỷ đồng, được sử dụng từ nguồn tiết kiệm sau đấu thầu và dự phòng, tuy nhiên chi phí dự phòng được sử dụng cho khối lượng, công việc phát sinh và trượt giá của dự án đang trong quá trình thực hiện. Do đó việc sử dụng chi phí này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến dự án, vì vậy đề nghị Chính phủ bổ sung, làm rõ.
Về thời gian thực hiện giai đoạn 1, Chính phủ kiến nghị điều chỉnh thời gian thực hiện giai đoạn 1 của dự án đến hết ngày 31/12/2025. Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, dự án đã chậm tiến độ so với yêu cầu chậm nhất năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác, ngoài các nguyên nhân khách quan đã nêu tại Tờ trình, đề nghị làm rõ hơn các nguyên nhân chủ quan dẫn đến chậm tiến độ. Đồng thời, cân nhắc, rà soát điều chỉnh thời gian phù hợp, phấn đấu nỗ lực cao nhất để bảo đảm hoàn thành Dự án đưa vào vận hành, khai thác hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí.
-
Nghiên cứu nút giao nối cao tốc Bến Lức – Long Thành với cung đường huyết mạch tại Cần Giờ
Dự án nút giao nối cao tốc Bến Lức – Long Thành với đường Rừng Sác thuộc huyện Cần Giờ được nghiên cứu đầu tư với kinh phí dự kiến khoảng 2.400 tỉ đồng. Đây là công trình quan trọng giúp kết nối huyện đảo duy nhất của TP.HCM với tuyến cao tốc nối miền Tây với Đông Nam Bộ sắp đi vào khai thác.
-
Cầu lớn nhất trên tuyến Vành đai 3 nối Nhơn Trạch với TP.HCM sẽ đạt cột mốc quan trọng trước Tết Nguyên đán 2025
Cầu Nhơn Trạch nằm trên tuyến Vành đai 3 TP.HCM nối huyện Nhơn Trạch với TP. Thủ Đức (TP.HCM) dự kiến sẽ được hợp long toàn bộ trước Tết Nguyên đán 2025. Đây là cây cầu có quy mô lớn nhất thuộc dự án Vành đai 3....
-
Mạng lưới cao tốc, vành đai, đường sắt kết nối với sân bay lớn nhất Việt Nam sẽ được đầu tư như thế nào?
Để phát huy tối đa hiệu quả khai thác của sân bay quốc tế Long Thành, một mạng lưới giao thông kết nối với sân bay này đã và sẽ được đầu tư xây dựng trong thời gian tới.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam sắp được rót thêm vốn để xây nhà máy tại Đồng Nai, quy mô dự án gấp 2,6 lần vốn chủ
Dự án nhà máy sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép với công suất 150.000 tấn/năm của Thép Nhà Bè được xây dựng tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....