Vì nằm trong khu quy hoạch nên người dân muốn nâng nền lên cho ráo nước cũng không được. Trong khi đường bêtông không làm cống thoát nước, thậm chí có những đoạn xuống cấp nặng nề cũng chẳng được sửa chữa vì “đợi dự án”. Ảnh: TT
Sống chung với nước thải
Tại kiệt 109 Phạm Như Xương, phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu), con đường này đi qua các tổ dân phố 33, 34, 35 và luôn trong tình trạng ướt át. Nguyên nhân là bởi, tại khu vực này không có cống thoát nước, hễ mưa là ngập mà nắng thì cũng chẳng khô ráo nổi vì nước thải từ hàng trăm nhà dân xả ra liên tục. Chỉ cần đi dọc vài trăm mét trên con đường, nhiều người không khỏi giật mình khi thấy nhiều ống dẫn nước thải từ nhà dân đổ thẳng ra đường.
“Có nhà xả ra nước tưới tiêu, có khi là nước sinh hoạt mà thậm chí là nước từ hầm cầu. Không có hệ thống thoát nước, lại vốn là vùng trũng, đầm ruộng nên hầm rút các nhà chỉ sử dụng thời gian ngắn là đầy ứ, dĩ nhiên người dân chỉ còn cách dẫn nước thoát ra… mặt đường. Khó chịu và rất bẩn nhưng cũng đành chịu vì nhà nào cũng như nhà nào” - chị Hanh, một người dân ở đây cho hay.
Nhiều gia đình sống đông đúc, ba bốn thế hệ vẫn không được cơi nới hay sửa sang nhà cửa. Trong khi đó, chính con đường bêtông đi qua hàng trăm hộ dân cũng không có cống thoát nước, thậm chí có những đoạn xuống cấp nặng nề chẳng được sửa chữa. Từ đường lớn rẽ vào con hẻm này, hình ảnh nhếch nhác từ đường đến các căn nhà xuống cấp đợi di dời khiến ai cũng ngao ngán.
Ông Nguyễn Nhi (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) cho biết, dự án di dời đường sắt đã “treo” 14 năm làm cuộc sống của người dân gặp hết sức khó khăn vì vướng thủ tục nhà đất, xây dựng, đường sá, cống rãnh xuống cấp không thể sửa chữa được. Trong khi đó mỗi cuộc họp đề cập đến thì thành phố vẫn nói quyết tâm nhưng dân thì cứ đợi.
8.000 lô đất định cư
Phần lớn dân cư phường Hòa Khánh Nam nằm trong quy hoạch dự án di dời ga Đà Nẵng, công bố từ năm 2003. Bộ Giao thông vận tải và UBND TP.Đà Nẵng đã họp bàn với quyết tâm làm dự án này. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu phải khởi động dự án này vào năm 2017. Dự kiến, dự án trên giai đoạn 1 có nguồn vốn đầu tư 6.000 tỉ đồng và thành phố phải chuẩn bị 8.000 lô đất để tái định cư.
Ngay sau đó, lãnh đạo Bộ GTVT và lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng đã có buổi làm việc và thống nhất một số nội dung chính về phương án thiết kế và quy mô đầu tư; phương thức triển khai dự án và cấu trúc dự án PPP và phương án tài chính.
Ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND thành phố - khẳng định, đây là dự án rất bức thiết. Nếu để chậm trễ, không chỉ làm mất đi cơ hội kết nối giao thông, phát triển Đà Nẵng, mà thực sự sẽ rất khó thực hiện giải tỏa đền bù triển khai dự án trong vài ba năm nữa. Thành phố đề nghị Bộ GTVT tích cực phối hợp lập báo cáo lên Chính phủ để có thể triển khai dự án trong thời gian sớm nhất.
UBND TP.Đà Nẵng cho biết, những phản ánh của cử tri là rất đúng, tuy nhiên đây là dự án kéo dài nên có chính sách cho dự án kéo dài. Người dân vẫn tiếp tục được xây dựng nhà 2 tầng, lợp mái nhẹ, mở rộng 50m2, tách thửa đất một lần…
Những cái này rõ ràng là có thiệt thòi cho các hộ dân trong vùng dự án, tuy nhiên cũng có giải quyết bước đầu để khi đầu tư dự án thì việc giải tỏa đền bù không thành cái gánh quá nặng đối với địa phương. Thành phố cũng xác định đây là dự án trọng điểm, việc giải tỏa đền bù, sẽ cố gắng triển khai trong năm 2017-2018 là dứt điểm, để có mặt bằng tổ chức thực hiện dự án.
Với tốc độ đô thị hóa của Đà Nẵng hiện nay, nếu không sớm thực hiện dự án trước thời hạn thì việc hoàn thiện việc kết nối hệ thống giao thông, tạo sự liên hoàn giữa giao thông đường sắt và đường bộ là không thể. Bên cạnh đó, việc di dời còn sớm thúc đẩy sự phát triển vùng lõi đô thị và khu vực phía tây bắc thành phố. Đặc biệt, với thời gian treo dự án 14 năm, việc cấp bách của công trình trọng điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân.
“Tuy nhiên, nói là nói vậy, năm 2017 đã sắp hết, chúng tôi vẫn phải đợi trước những lời hứa của lãnh đạo. Người dân mong giải toả sớm, tái định cư ổn định cuộc sống chứ không thể sống mãi thế này để đợi dự án” - chị Hanh chia sẻ.
-
Lợi thế của Hồ Tràm trong cuộc đua dẫn đầu thị trường bất động sản nghỉ dưỡng
Trong xu thế du lịch bằng ô tô riêng - chủ động, thuận tiện và tiết kiệm thời gian, Hồ Tràm là điểm đến hàng đầu trong khu vực bởi cự ly liền kề TP.HCM cùng các lợi thế thiên nhiên trong lành, hạ tầng phát triển cùng sự quy tụ của hàng loạt tên tuổi ...
-
Sự khác biệt của Hồ Tràm trên thị trường nghỉ dưỡng phía Nam
Không có vẻ đông đúc, náo nhiệt của một đô thị du lịch biển, Hồ Tràm được mệnh danh là “thiên đường” nghỉ dưỡng, nơi phục vụ những du khách có nhu cầu nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe cũng như tận hưởng các dịch vụ chất lượng cao trong không gian riêng t...
-
Giá vé máy bay tăng cao dịp lễ, du lịch Hồ Tràm vẫn “sống khỏe”?
Với lợi thế gần TP.HCM, thuận tiện di chuyển bằng xe cá nhân, cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ cùng nhiều tiện ích, dịch vụ cao cấp ngày càng hoàn thiện giúp Hồ Tràm thu hút lượng lớn khách du lịch về nghỉ dưỡng dịp lễ 30/4....