TP.HCM sắp trình đề án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM theo kết luận số 49 của Bộ Chính trị (đề án metro).
Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải thành phố, đề án có mục tiêu, tiến độ cụ thể như đến năm 2035, TP sẽ xây dựng hoàn thành khoảng 183km metro.
Đến năm 2045, làm thêm khoảng 168km, nâng tổng chiều dài hơn 351km. Đến năm 2060, xây dựng hoàn thành các tuyến số 8, 9, 10 nâng tổng chiều dài lên khoảng 510,02km.
Về cơ chế huy động nguồn vốn và hình thức đầu tư, theo kinh nghiệm thế giới, vốn làm metro được huy động từ nhiều nguồn khác nhau.
Trong đó, vốn ngân sách (vốn ngân sách, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, vốn ODA...) đóng vai trò chủ đạo, đặc biệt trong quá trình hình thành hệ thống đường sắt ban đầu.
Do đó, cần tập trung ưu tiên đầu tư bằng nguồn ngân sách (trung ương, địa phương), phát hành trái phiếu TP.HCM, nguồn thu quyền sử dụng đất, vốn từ phát triển đô thị theo định hướng TOD, nguồn kiều hối và huy động vốn từ các nguồn vay…
Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo, các sở ngành tiếp tục góp ý để hoàn thiện đề án để ngày 15/5 tới sẽ gửi báo cáo cho Bộ Giao thông Vận tải.
Hiện nay, TP.HCM đang triển khai xây dựng hai dự án metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên và metro số 2 Bến Thành – Tham Lương.
Trong đó, metro Bến Thành – Suối Tiên có tổng vốn đầu tư 43.700 tỉ đồng dự kiến sẽ khai thác thương mại trong năm nay. Còn metro Bến Thành – Tham Luong vốn đầu tư gần 48.000 tỉ đồng dự kiến sẽ khởi công trong năm 205.
Tổng mức đầu tư gần 50 tỉ USD Đầu tháng 4/2024, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã chủ trì cuộc họp trao đổi các nội dung về Đề án phát triển đường sắt đô thị TP.HCM theo Kết luận số 49 của Bộ Chính trị. Theo nội dung được đơn vị tư vấn đề xuất, quy hoạch tổng chiều dài đường sắt đô thị (metro) hiện tại của TP.HCM sẽ được điều chỉnh tăng từ 220km lên khoảng 511km bao gồm 10 tuyến với 384 nhà ga. Dự án được thực hiện từ nay đến năm 2045, Cụ thể, đơn vị tư vấn đưa ra 3 phương án: Phương án 1 là đầu tư toàn mạng hệ thống đường sắt đô thị tổng chiều dài khoảng 511 km và 384 ga, đầu tư các tuyến xuyên tâm trước. Sơ bộ tổng mức đầu tư gần 50 tỉ USD. Phương án 2 sẽ đầu tư xây dựng toàn bộ chiều dài 6 tuyến từ tuyến 1 - tuyến 6 (5 tuyến xuyên tâm và 1 tuyến vành đai), chiều dài khoảng 303 km. Phương án này đòi hỏi nguồn vốn khoảng 25 tỉ USD. Phương án 3 là đầu tư 6 tuyến rút gọn: làm hoàn thiện 3 tuyến 1 - 3 - 4 và đầu tư 1 phần các tuyến metro số 2, số 5, số 6, tổng chiều dài khoảng 180 km. Tổng mức vốn cần huy động là 20 tỉ USD. Đơn vị tư vấn đánh giá phương án này phù hợp với Quy hoạch 568 hiện nay, khả thi về nguồn lực của TP.HCM. |
-
Đề xuất gần 50 tỉ USD làm 500km metro ở TP.HCM
Theo đề xuất của đơn vị tư vấn, quy hoạch tổng chiều dài của các tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM sẽ tăng từ 220km hiện tại lên khoảng 511km. Tổng vốn đầu tư để thực hiện mạng lưới này lên đến gần 50 tỉ USD.








-
Công bố phương án kiến trúc xuất sắc nhất cho khu đất 448 Nguyễn Tất Thành
Cuộc thi tuyển thiết kế kiến trúc quốc tế cho khu đất số 448 Nguyễn Tất Thành, phường Xóm Chiếu, TP.HCM vừa tìm ra phương án xuất sắc nhất. Sự kiện cho thấy xu hướng đầu tư bài bản, chuyên sâu về kiến trúc của chủ đầu tư bất động sản tại TP.HCM....
-
Cận cảnh ĐẠI CÔNG TRƯỜNG Vành đai 3 TP.HCM hơn 75.000 tỷ đồng
Sau hơn 2 năm thi công, tuyến Vành đai 3 TP.HCM - dự án hạ tầng có tổng vốn đầu tư hơn 75.000 tỷ đồng đang dần thành hình. Tuyến đường liên vùng đi qua TP.HCM, Đồng Nai và Tây Ninh không chỉ giúp giảm áp lực giao thông mà còn mở ra làn sóng phát triể...
-
TP.HCM dẹp “chuồng cọp”, xử lý nghiêm vi phạm PCCC tại chung cư, nhà nhiều căn hộ
UBND TP.HCM vừa ban hành văn bản về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với loại hình nhà chung cư, nhà chung cư cũ, nhà ở nhiều căn hộ trên địa bàn Thành phố.