Phối cảnh dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ
Mới đây, Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đã có buổi tiếp đoàn doanh nghiệp Hong Kong, Trung Quốc, do Tiến sĩ Jonathan Choi, Chủ tịch Phòng Thương mại Hong Kong- Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Vùng Vịnh lớn Quảng Đông – Hong Kong – Macao (GBA), Chủ tịch Tập đoàn Sunwah làm trưởng đoàn.
Thông tin về tình hình và định hướng phát triển của Thành phố trong thời gian tới, Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi cho biết, Thành phố đang tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, bao gồm: đường bộ, đường cao tốc, cầu, đường sắt, đường vành đai... Đặc biệt, Thành phố được Trung ương thông qua Đề án đường sắt đô thị, trong đó xác định mục tiêu xây dựng hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị vào năm 2035 với chiều dài 355 km và đến 2045 hoàn thành 510 km đường sắt đô thị.
Thành phố sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng nghiên cứu, triển khai 175,2 km đường sắt TP.Hồ Chí Minh - Cần Thơ, đi qua địa bàn 6 tỉnh, thành phố: Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ. Dọc theo các hệ thống hạ tầng giao thông này, Thành phố mong muốn xây dựng các khu phức hợp công nghiệp - đô thị, dịch vụ, logistic và phát triển đồng bộ...
Ngoài ra, Thành phố cũng đã được Trung ương thông qua Đề án thành lập Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế. Thành phố dự kiến sẽ công bố việc thành lập trung tâm vào năm 2025.
Vì vậy, Thành phố mong muốn mời gọi các nhà đầu tư, các nhà tài chính từ Khu vực Vịnh lớn sẽ quan tâm, đầu tư vào trung tâm tài chính quốc tế tại TP.Hồ Chí Minh. Thành phố dự kiến sẽ tổ chức cuộc Hội thảo gặp các nhà đầu tư tiềm năng để thảo luận về việc xây dựng trung tâm tài chính.
Tại Hội thảo, Thành phố ngoài việc nghe các góp ý để xây dựng các chính sách phù hợp với yêu cầu nhà đầu tư, đồng thời sẽ mời gọi đầu tư vào các hạng mục của Trung tâm tài chính. Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi cũng mong muốn các nhà tài chính từ Khu vực Vịnh lớn quan tâm đầu tư vào các lĩnh vực hạ tầng, logistic, cảng trung chuyển quốc tế….
Trong số các dự án kể trên, đáng chú ý nhất phải kể đến dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Tại Hội nghị Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ lần thứ 5 vừa qua, Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện thủ tục trong tháng 12.
Trước đó vào tháng 3/2024, TP.HCM đã trình Thủ tướng đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, khai thác giai đoạn 1 trước năm 2030. Theo đề án, vị trí cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ nằm ở khu vực cù lao Con Chó, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ. Nơi đây nằm ở cửa sông Cái Mép - Thị Vải, trong vịnh Gành Rái, gần các tuyến hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông, thuận lợi để phát triển cảng trung chuyển quốc tế.
Công trình được gọi là siêu cảng này có mức đầu tư lên tới 5,5 tỷ USD, dự kiến đủ khả năng cạnh tranh với Singapore, Malaysia.
-
Đề xuất bổ sung cảng Cần Giờ vào quy hoạch cảng biển ưu tiên đầu tư
Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung hai cảng Nam Đồ Sơn và Cần Giờ thuộc diện ưu tiên đầu tư thay vì chỉ có hai cảng như quy hoạch hiện tại là Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Lạch Huyện (Hải Phòng).
-
Giá căn hộ cao cấp TP.HCM đạt bình quân 9,39 tỷ đồng
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có báo cáo về thị trường bất động sản TP.HCM 11 tháng đầu năm 2024 . Theo đó, thị trường bất động sản thành phố đang có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên tốc độ còn chậm và đối mặt với nhiều thách thức....
-
TP.HCM thu hơn 17.000 tỷ đồng từ đất đai
UBND TP.HCM vừa có báo cáo tổng kết 5 năm triển khai thực hiện đề án Quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả trên địa bàn TP, theo PLO.
-
Celadon City: Trái ngọt hạnh phúc sau 15 năm kiến tạo “tiểu vùng sinh thái” phía Tây TP.HCM
Trong những ngày qua, Gamuda Land đã tổ chức lễ trao hơn 142 cuốn sổ hồng (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) đến tay cư dân khu Ruby.