Tại hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức ngày 9/12, ông Quách Ngọc Tuấn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM đã chia sẻ về mục tiêu thu hút đầu tư của Thành phố trong thời gian tới.
TP.HCM nhìn từ trên cao.
Theo đó, TP.HCM định hướng phát triển trung tâm công nghiệp công nghệ cao với 4 ngành công nghiệp trọng điểm hiện tại (sản xuất điện tử; hóa dược, cao su, nhựa; cơ khí chính xác; chế biến thực phẩm, đồ uống); 5 ngành công nghiệp công nghệ cao mới (công nghệ sinh học; dược phẩm; tự động hóa – robotics; công nghiệp bán dẫn; công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao) và 6 ngành dịch vụ hỗ trợ nhiều tiềm năng (du lịch y tế; tài chính, bảo hiểm, ngân hàng; thương mại điện tử; y tế và chăm sóc sức khỏe; vận tải và logistics; công nghệ giáo dục).
Cùng với đó, TP.HCM đang huy động các nguồn lực, thu hút đầu tư phát triển toàn vùng đô thị TP.HCM, trở thành trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh. Trong đó, tập trung vào thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng, thị trường vốn và thị trường hàng hóa.
Thành phố cũng hướng đến trung tâm công nghệ số và công nghệ thông tin, trong đó tập trung phát triển các phần mềm với tiềm năng cao thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế số quốc gia; phát triển phần mềm và dịch vụ cơ sở hạ tầng cao, dịch vụ an ninh mạng "Make in Vietnam", mở rộng sang nền tảng AI và công cụ kiểm soát chất lượng phần mềm cho thị trường quốc tế; đầu tư trung tâm quốc gia về hạ tầng dịch vụ điện toán đám mây; hướng đến phát triển trung tâm du lịch cấp quốc tế trở thành điểm đến du lịch sống động hàng đầu châu Á.
Ông Nakagawa Motohisa, Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban Môi trường kinh doanh của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng, để thực hiện được định hướng trên, TP.HCM cần tiếp tục thu hút nhà đầu tư với giải pháp cải thiện môi trường, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh phát triển thu hút nguồn lực trong nước và đầu tư ngoài nước.
Đại diện doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn cùng chung tay cùng TP.HCM tham gia vào hoạt động chuyển đổi và tăng trưởng xanh. Đồng thời, đề nghị cơ quan chức năng liên quan hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản gia tăng tỷ lệ cung ứng nội địa sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Thành phố cam kết luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, nỗ lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, về nguồn nhân lực, về môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, TP.HCM cũng kiên quyết đề nghị các nhà đầu tư phải có định hướng chuyển đổi sang ngành công nghệ cao để đáp ứng với định hướng, mục tiêu phát triển của Thành phố.
Theo thống kê, lũy kế đến đầu tháng 11/2024, Nhật Bản có 1.767 dự án còn hiệu lực tại TP.HCM với tổng vốn đầu tư hơn 5,88 tỷ USD. Hiện Nhật Bản đứng thứ 3 trong số 127 quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn đầu tư nước ngoài tại TP.HCM.
-
Thành lập Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng cho biết, Bộ Chính trị vừa đồng ý chủ trương đối với Đề án xây dựng Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Theo đó, thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế toàn diện tại thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm tài chính khu vực tại thành phố Đà Nẵng.








-
Lãnh đạo TP.HCM làm việc với Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp
Sáng 15/7, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Lộc Hà đã chủ trì buổi làm việc với Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp (KCX, KCN) TP.HCM để đánh giá tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm 2025 và bàn hướng triển khai Đề án chuyển đổi mô hình hoạt độ...
-
Kỳ vọng bước ngoặt lớn cho thị trường nhà ở TP.HCM nếu hơn 600 khu đất được khơi thông
Hơn 600 khu đất với gần 3.600 ha ở TP.HCM chưa được khai thác, trong khi nguồn cung nhà ở giá rẻ tiếp tục khan hiếm.
-
Toàn cảnh vị trí xây nhà ga đường sắt tốc độ cao 350km/h tại TP.HCM
Ga Thủ Thiêm nằm trên khu đất hơn 17ha giữa hai trục đường Mai Chí Thọ và Lương Định Của, không chỉ là đích đến của tuyến đường sắt tốc độ cao 350km/h, mà còn là đòn bẩy cho thị trường bất động sản khu vực....