Thành phố Đà Nẵng. Ảnh: Lê Lê
Lựa chọn phát triển các Trung tâm tài chính có ranh giới địa lý và đối tượng điều chỉnh được xác định theo tiêu chí rõ ràng; theo mô hình "kết hợp" với các chính sách đặc thù, vượt trội theo lộ trình; Trung tâm tài chính được áp dụng cơ chế quản lý đặc thù, vượt trội hơn so với quy dịnh hiện hành, mang tính cạnh tranh, nhưng phải kèm theo các cơ chế giám sát, quản lý rủi ro phù hợp; vừa làm vừa rút kinh nghiệm; không nóng vội nhưng cũng không cầu toàn, để mất thời cơ; dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm".
Thành lập các cơ quan để quản lý Trung tâm tài chính, gồm: cơ quan quản lý, điều hành; cơ quan giám sát; cơ quan giải quyết tranh chấp. Việc thành lập các cơ quan này triển khai thực hiện theo đúng quy định và thông lệ quốc tế.
Về áp dụng các chính sách xây dựng Trung tâm tài chính và lộ trình triển khai, Bộ Chính trị đồng ý chủ trương, từ nay đến năm 2030: ban hành và tổ chức thực hiện ngay 08 nhóm chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam và cần áp dụng ngay. Đồng thời, thí điểm 06 nhóm chính sách thông dụng tại các Trung tâm tài chính lớn trên thế giới, nhưng cần có lộ trình áp dụng để phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam.
Từ năm 2030 đến năm 2035: tổ chức thực hiện đầy đủ theo lộ trình các nhóm chính sách thông dụng tại các Trung tâm tài chính lớn trên thế giới, phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam. Lộ trình khung này mang tính chất tương đối, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhanh nhất có thể, nếu thời cơ thuận lợi, điều kiện đã chín muồi, thì có thể làm ngay các bước tiếp theo, không chờ theo thứ tự.
Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ xem xét quyết định thành lập Ban chỉ đạo Trung tâm tài chính để triển khai thực hiện; nghiên cứu, đánh giá tác động của các chính sách đột phá, mang tính cạnh tranh dể kiến tạo mô hình phát triển Trung tâm tài chính; phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội ban hành văn bản quy phạm pháp luật về Trung tâm tài chính quy định các nội dung mang tính nguyên tắc, khung chính sách và giao Chính phủ hướng dẫn nội dung chi tiết, xừ lý các vấn đề cụ thể.
Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban Thường vụ Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng lãnh đạo, chỉ đạo nghiên cứu ban hành các văn bản cụ thể, đầu tư nguồn lực tương xứng để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ và phân công trách nhiệm rõ ràng, rành mạch giữa Trung ương và địa phương, trên cơ sở phân cấp phân quyền, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng trong triển khai thực hiện Đề án này.
Bộ Chính trị yêu cầu các cơ quan phải xác định quyết tâm chính trị cao trong tổ chức thực hiện Đề án quan trọng này. Đây không phải chỉ là việc riêng của thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị cùng tham gia thực hiện. Các nội dung của Đề án cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ, nhất quán, trên tinh thần đổi mới mạnh mẽ để bứt phá; các cơ quan từ Trung ương đến địa phương phải phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, triển khai đúng tiến độ, lộ trình các công việc đề ra.
-
Thủ tướng họp bàn về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và Đà Nẵng
Chiều 30/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ và Ban Chỉ đạo xây dựng đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.
-
Đà Nẵng mời Thụy Sĩ, châu Âu đầu tư vào Trung tâm tài chính
Lãnh đạo Đà Nẵng đến thăm và làm việc với các tổ chức, định chế, quỹ đầu tư tài chính tại Thụy Sĩ và mời các nhà đầu tư tài chính của châu Âu và Thụy Sĩ đầu tư tại Trung tâm tài chính Đà Nẵng....
-
Xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, sinh thái, thông minh, bản sắc, bền vững
UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành văn bản số 154/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Đà Nẵng - Thành phố đổi mới sáng tạo”.
-
Đà Nẵng sắp đón dòng vốn hơn 5.500 tỷ
Ngày 17/1, tại Diễn đàn các thành phố hữu nghị và hợp tác do TP.Đà Nẵng tổ chức, lãnh đạo thành phố đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 4 dự án lớn với tổng vốn đầu tư hơn 220 triệu USD, tương đương hơn 5.500 tỷ đồng....