Top 10 thị trường có triển vọng đầu tư tốt nhất APAC năm 2023
Theo báo cáo mới nhất về các xu hướng đang lên của APAC năm 2023 thực hiện bởi hai tổ chức PwC và ULI, 10 thành phố trong danh sách trên đều có hoạt động đầu tư dẫn đầu khu vực trong năm 2022, và được đánh giá là có chiều sâu về đầu tư, tính thanh khoản cao và phương pháp tiếp cận an toàn.
Singapore, Tokyo và Sydney tiếp tục chiếm giữ ba vị trí đầu tiên. Singapore được hưởng lợi từ việc chuyển hướng vốn khỏi Trung Quốc đại lục và Hồng Kông, những nơi đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thanh khoản trong lĩnh vực bất động sản và các đợt phong tỏa liên tục để ngăn ngừa Covid-19. Dù các hạn chế đã được nới lỏng ở Hồng Kông, mức giá cả đắt đỏ bậc nhất APAC khiến thị trường này dễ bị tổn thương trong bối cảnh suy thoái và lạm phát cao hiện nay. Trong khi đó, Tokyo tiếp tục được hưởng mức lãi suất gần bằng 0, đảm bảo chi phí đi vay thấp hơn và bảng cân đối tài chính tích cực hơn.
Các xu hướng bất động sản đáng chú ý tại APAC năm 2023
Trong khi APAC vẫn tương đối ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế càn quét toàn cầu vào năm 2022, mối lo ngại về việc tăng lãi suất và suy thoái đang ngày càng sâu sắc, thúc đẩy các nhà đầu tư tự bảo vệ mình theo hai cách chính. Đầu tiên, họ bước ra khỏi thị trường và ngừng mua bất động sản mới. Thứ hai, họ xoay trục từ các bất động sản truyền thống sang các bất động sản phòng thủ để có sự bảo vệ tốt hơn trong thời kỳ suy thoái.
Mặc dù năm 2022 chứng kiến hầu hết các thị trường tại APAC - ngoại trừ Trung Quốc - bắt đầu dần thoát khỏi ảnh hưởng của Covid-19, nhưng những mối đe dọa khác không kém phần nguy hiểm với nhà đầu tư trong năm 2023 vẫn đang hiện hữu, bao gồm lạm phát cao, lãi suất tăng, mức độ nợ công và khu vực tư nhân không bền vững, cùng với suy thoái kinh tế toàn cầu sắp xảy ra.
Tình trạng đình lạm (kết hợp giữa lạm phát và kinh tế đình trệ) tạo ra một môi trường xa lạ với nhà đầu tư. Nhiều trong số họ đã tạm dừng các hoạt động từ nửa cuối năm 2022 để chờ đợi những diễn biến tiếp theo. Hệ quả là, lượng giao dịch bất động sản tại APAC trong quý 3 năm nay đã giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm, theo số liệu của MSCI.
Tuy nhiên, cuối cùng, các nhà đầu tư sẽ phải dần thích nghi với thực tế thị trường mới cùng một số thay đổi cơ bản.
Tỷ suất vốn hóa sẽ giảm
Trải qua nhiều năm được hưởng lợi từ thanh khoản cao và chi phí lãi vay rẻ đã khiến giá bất động sản trong khu vực tăng vọt và lợi tức giảm xuống. Nhưng khi lãi suất bắt đầu tăng trở lại, lợi suất phải tăng tương ứng để duy trì mức chênh lệch trên chi phí nợ hợp lý.
Cho đến nay, quá trình này vẫn diễn ra chậm chạp ở các thị trường APAC, mặc dù cả Úc và Hàn Quốc đang bắt đầu chứng kiến việc mở rộng biên độ tỷ suất vốn hóa. Nhiều chuyên gia kỳ vọng tỷ suất vốn hóa trong khu vực sẽ tăng trung bình từ 100 đến 150 điểm cơ bản vào năm 2023.
Trường hơp ngoại lệ là Nhật Bản, quốc gia được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì mức lãi suất cực thấp. Nhờ đó, Tokyo sẽ trở thành thỏi nam châm thu hút các quỹ đầu tư nước ngoài.
Nhà đầu tư tìm kiếm các “bất động sản phòng thủ”
Các nhà đầu tư đang hướng đến chiến lược rót vốn vào các bất động sản phòng thủ, đó là những tài sản có chỉ số giá thuê tốt, thời hạn thuê ngắn hơn để điều chỉnh hợp đồng dễ dàng, và mang lại nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định. Chúng bao gồm chung cư, khách sạn, nhà ở dành cho người cao tuổi, và nhà ở sinh viên.
Bất động sản hậu cần cũng đáng chú ý, vì thị trường này vẫn thiếu nguồn cung và tiền thuê chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, các tài sản chuyên biệt như trung tâm dữ liệu, kho lạnh, bất động sản phục vụ khoa học đời sống khá triển vọng, nhưng thường đòi hỏi chất lượng tốt hơn, hợp đồng thuê dài hạn hơn với giá thuê cao hơn.
Rủi ro gia tăng ảnh hưởng đến các dự án
Chiến lược built-to-core (xây dựng và nắm giữ bất động sản trong thời gian dài) đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây trong môi trường thiếu nguồn cung xây dựng chất lượng cao. Nhưng do chi phí xây dựng và lãi suất tăng cao cùng với triển vọng nhu cầu yếu kém, nhiều dự án mới đã bị tạm dừng xây dựng.
Các bất động sản truyền thống không còn hấp dẫn
Bất động sản văn phòng thường nhận được nhiều vốn đầu tư nhất trong khu vực, nhưng các quan ngại về nhu cầu sử dụng, đặc biệt là khi xu hướng làm việc từ xa vẫn tiếp diễn, đã khiến chúng trở nên ít hấp dẫn hơn trước. Tuy nhiên, nhu cầu đối với các tòa nhà hiện đại, chất lượng cao vẫn rất mạnh mẽ khi doanh nghiệp tìm cách thu hút nhân viên trở lại văn phòng.
Các nhà đầu tư cũng đang rời khỏi lĩnh vực bán lẻ và chuyển sang các bất động sản thay thế mới như hậu cần. Tuy nhiên, họ vẫn đang cân nhắc các bất động sản bán lẻ có vị trí tốt và đắc địa khi hoạt động mua sắm dần hồi phục.
-
Bộ Chính trị thống nhất phương hướng phát triển TP.HCM, thí điểm chính sách đặc thù
Bộ Chính trị đánh giá cao các thành tựu của TP.HCM sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 16, từ đó ban hành Nghị quyết mới về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP đến 2030, tầm nhìn 2045. TP.HCM được giao nhiệm vụ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và thí điểm thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
-
Toàn cảnh thị trường bất động sản quý II/2024 qua những con số
Mới đây, Bộ Xây dựng đã có Thông cáo 165/TC-BXD về việc công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản Quý II/2024.
-
Công ty chứng khoán dự báo thị trường bất động sản sẽ phục hồi từ giữa năm 2024
Đánh giá về triển vọng thị trường bất động sản nửa cuối năm 2023 và 2024, trong báo cáo vĩ mô mới phát hành, Công ty Chứng khoán VnDirect cho rằng đây là giai đoạn tiếp tục tháo gỡ các nút thắt tồn đọng và thị trường có thể ấm dần lên từ giữa năm 202...
-
Giới đầu cơ bất động sản lao đao
Theo các trang Fortune, Business Insider và Bloomberg, giới đầu cơ bất động sản đang mắc cạn do lãi suất tăng, lạm phát cao và nhu cầu đi xuống.