Ông Nguyễn Khắc Êm, nguyên tổ trưởng tổ dân phố 29, khu phố 3, phường Bến Nghé, quận 1 (TPHCM) trao đổi với người dân trong khu phố. Ảnh: THÁI PHƯƠNG
Theo đó, UBND TP Thủ Đức, quận, huyện căn cứ số lượng đơn vị hành chính cấp xã để xây dựng phương án đổi tên khu phố, ấp và báo cáo xin ý kiến Ban Thường vụ Quận ủy, Huyện ủy, Thường trực HĐND (đối với TP Thủ Đức và 5 huyện). Sau đó, hoàn thiện phương án đổi tên khu phố, ấp; lập tờ trình báo cáo UBND TPHCM (thông qua Sở Nội vụ).
Các địa phương tổ chức lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình cư trú thực tế ở khu phố, ấp chịu ảnh hưởng trực tiếp khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đối với phương án tổng thể đổi tên khu phố, ấp.
Tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của địa phương. Đồng thời niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã liên quan, các điểm sinh hoạt cộng đồng và được tuyên truyền, phổ biến đến khu phố, ấp, người dân tại khu phố, ấp trong thời gian tổ chức lấy ý kiến cử tri.
UBND cấp huyện, cấp xã quyết định hình thức và trình tự, thủ tục, thời hạn lấy ý kiến phù hợp với thực tiễn, bảo đảm tiến độ theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TPHCM.
Các địa phương có thể lấy ý kiến nhân dân thông qua phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình; hội nghị trao đổi, đối thoại giữa UBND cấp xã với nhân dân; tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư; thông qua cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của chính quyền địa phương cấp xã...
Trong đó, hình thức phát phiếu lấy ý kiến được thực hiện rộng rãi đối với việc sắp xếp đơn vị hành chính, khu phố, ấp. Việc lấy ý kiến cử tri tổ chức theo từng khu phố, ấp hoặc liên khu phố, ấp tùy điều kiện địa phương.
Sở Nội vụ đề nghị UBND TP Thủ Đức, quận, huyện chủ trì thực hiện phương án tổng thể về đổi tên khu phố, ấp theo danh sách 102 phường, xã, thực hiện quy trình công nhận việc đổi tên khu phố, ấp xong trước ngày 30-5.
Tháng 3-2024, HĐND TPHCM thông qua nghị quyết chia tách, sáp nhập, thành lập, đổi tên khu phố, ấp trên địa bàn. Theo đó, TPHCM sắp xếp còn 4.861 khu phố, ấp; mỗi khu phố có từ 500 hộ, ấp có từ 350 hộ. Tháng 4-2025, HĐND TPHCM thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp. Theo đó, TPHCM sắp xếp 273 phường, xã, thị trấn thành 102 phường, xã. |
-
TP.HCM lên kế hoạch đổi 400.000 xe máy sang xe điện
Với mục tiêu chuyển đổi 400.000 xe máy xăng sang xe điện, TP.HCM đề xuất chính sách cho vay, miễn thuế cho tài xế công nghệ và giao hàng.
-
Lấy ý kiến về sáp nhập TP.HCM với tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu
TP.HCM triển khai lấy ý kiến người dân về việc sáp nhập với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu để thành lập thành phố mới, nhằm mở rộng không gian phát triển.
-
Sáp nhập TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu và tầm nhìn quy hoạch năm 2030
Theo Nghị quyết số 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TPHCM; lấy tên là TPHCM, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại TPHCM.








-
Hơn nửa số dự án vướng mắc tại TP.HCM đã được tháo gỡ: Tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản
TP.HCM đã thực hiện rà soát, phân nhóm các dự án, hiện đã tháo gỡ vướng mắc hoặc không còn kiến nghị là 35/64 dự án.
-
TP.HCM yêu cầu lập và triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch 1/2.000 tại các đơn vị hành chính mới
UBND TP.HCM giao Sở Xây dựng TP.HCM lập và triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch 1/2.000 tại các đơn vị hành chính mới. Hoàn thiện bản đồ địa giới hành chính của các phường, xã, đặc khu sau thành lập để làm cơ sở quản lý nhà nước về đất đai, trật ...
-
TPHCM: Tạm dừng hoạt động 344 nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê không đảm bảo PCCC
Công an TP.HCM tham mưu chính quyền địa phương ban hành các quyết định tạm dừng hoạt động 344 nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê không đảm bảo an toàn PCCC theo Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ....