Từ ngày 13/4, các phường ở TP.HCM bắt đầu phát phiếu lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập TPHCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu thành TPHCM mới. Người dân chọn "đồng ý" hoặc "không đồng ý" và có thể ghi ý kiến khác vào phiếu, theo Báo điện tử Chính phủ.
Phiếu lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh
Theo Sở Nội vụ TP.HCM, việc lấy ý kiến cử tri sẽ diễn ra tại các khu dân cư, khu phố, ấp hoặc liên khu.
UBND cấp xã sẽ tổng hợp ý kiến, lập báo cáo và trình cấp ủy hoặc HĐND xã (nếu có) để thống nhất, rồi gửi lên UBND cấp huyện qua Phòng Nội vụ. Toàn bộ quy trình dự kiến hoàn tất vào ngày hôm nay (14/4).
TP.HCM có diện tích hơn 2.095 km2, dân số gần 10 triệu người và 273 đơn vị hành chính cấp xã. Bình Dương rộng hơn 2.694 km2, dân số hơn 2,4 triệu người và Bà Rịa - Vũng Tàu rộng hơn 1.982 km2, dân số khoảng 1,3 triệu người. Các địa phương này đều có mức phát triển cao ở khu vực Đông Nam Bộ.
Theo đề án, TP.HCM sau sáp nhập sẽ có diện tích hơn 6.772 km2, dân số hơn 13,7 triệu người và 190 đơn vị hành chính cấp cơ sở.
Trung tâm hành chính - chính trị ở 86 Lê Thánh Tôn (quận 1, TP.HCM), cơ sở 2 ở Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương, đường Lê Lợi, TP. Thủ Dầu Một và cơ sở 3 ở Trung tâm hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, số 1 đường Phạm Văn Đồng, TP Bà Rịa.
Việc sáp nhập trên nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững và thúc đẩy liên kết vùng theo Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị đồng thời tạo động lực phát triển cho toàn khu vực Đông Nam Bộ.
Tại hội nghị Trung ương 11 khóa 13 bế mạc hôm 12/4, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất giảm số đơn vị hành chính cấp tỉnh trên cả nước từ 63 xuống 34, trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Bộ Chính trị họp và giải trình ý kiến Trung ương về sáp nhập tỉnh
Chiều 11/4, Bộ Chính trị họp và giải trình ý kiến Trung ương về các nội dung liên quan sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Dự kiến hoàn thành sáp nhập tỉnh trước 20/6
Về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, kế hoạch nêu rõ trước 1/5, UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án. Trước 30/5, Bộ Nội vụ lập hồ sơ đề án của Chính phủ để trình Quốc hội. Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra, Quốc hội xem xét, thông qua trước ngày 20/6.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm thông tin về việc sáp nhập tỉnh thành
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Bộ Chính trị đang xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh (không tổ chức cấp huyện) và tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã để trình Trung ương.








-
Sáp nhập tỉnh – "liều doping" cho phân khúc bất động sản này bứt tốc
Việc sáp nhập các đơn vị hành chính với tầm nhìn chiến lược, đây có thể là cú huých đầy tiềm năng để bất động sản công nghiệp bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới.
-
Cà Mau và Bạc Liêu họp Ban chỉ đạo xây dựng đề án hợp nhất
Ngày 22/5, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án hợp nhất tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến, cho ý kiến về các đề án sắp xếp hệ thống chính trị, kịch bản tăng trưởng kinh tế và chỉ tiêu KT-XH chủ yếu của tỉnh Cà Mau (sau hợp ...
-
Giá đất bị đẩy lên cao theo tin sáp nhập tỉnh, thành
Giá giao dịch nhà ở và đất nền trong quý 1/2025 tại các địa phương có nhiều biến động hơn so với quý trước, do thông tin sát nhập các tỉnh thành. Tại các tỉnh thành có thông tin là nơi đặt cơ quan hành chính mới, mặt bằng giá bị đẩy lên cao và lượng ...