UBND TP.HCM vừa có quyết định phê duyệt dự án nạo vét, xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường bờ Bắc kênh Đôi trên địa bàn quận 8.
Theo Quyết định của TP, mục tiêu của dự án là di dời toàn bộ nhà lụp xụp nằm trên và ven các tuyến kênh rạch, cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Chuyển đổi từ chỗ ở tạm bợ có nguy cơ sạt lở, môi trường sống không đảm bảo sang chỗ ở ổn định chất lượng cuộc sống tốt hơn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Tổng mức đầu tư dự án được đưa ra là hơn 7.300 tỉ đồng, trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là hơn 5.500 tỉ, chi phí xây dựng là hơn 837 tỉ đồng
Dự án với quy mô xây dựng khoảng 4,3km kè phía bờ Bắc kênh Đôi, kết hợp nạo vét một phần lòng sông kênh Đôi phía bờ Bắc, mở rộng đường giao thông dọc bờ Bắc kênh Đôi theo quy hoạch (đường Hoài Thanh, đường Nguyễn Duy) theo quy hoạch (20m); dự án còn xây dựng mới tuyến đường Nguyễn Duy nối dài (từ hẻm 157 Hưng Phú đến cầu chữ Y) theo quy hoạch (16m); xây dựng mới cầu Hiệp Ân 2.
Dự án còn xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên tuyến: hệ thống thoát nước mưa, nước thải, hào kỹ thuật, cây xanh, chiếu sáng dọc theo đường Hoài Thanh, đường Nguyễn Duy; Xây dựng một bến thủy nội địa (loại bến hành khách) vị trí xây dựng dọc kè bờ Bắc kênh Đôi tại phường 8, quận 8.
UBND TP giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (Chủ đầu tư), có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, chặt chẽ các thủ tục triển khai dự án theo đúng quy định (công tác lựa chọn nhà thầu, quản lý chất lượng công trình, quản lý chi phí đầu tư...).
Thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư, quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng; tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy trình bảo trì; thẩm định an toàn giao thông... và các thủ tục khác về quản lý đầu tư xây dựng công trình theo đúng quy định; đảm bảo tiến độ, chi phí đầu tư, không để thất thoát lãng phí.
Đồng thời, chủ đầu tư phải phối hợp với Sở TN&MT và UBND quận 8 và các đơn vị có liên quan khẩn trương hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng của dự án.
Bên cạnh đó là rà soát, đảm bảo tính kết nối đồng bộ, tránh chồng chéo về mặt khối lượng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng đối với dự án xây dựng cầu kênh Ngang số 1 và dự án xây dựng cầu kênh Ngang số 2 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông làm chủ đầu tư và các dự án khác có liên quan (nếu có)...
Trước đó, tại Kỳ họp thứ 18, HĐND TP.HCM khóa X đã thống nhất thông qua tờ trình quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng Rạch Xuyên Tâm (dự án Rạch Xuyên Tâm).
Theo đó, tổng mức đầu tư của dự án Rạch Xuyên Tâm sẽ tăng từ 9.600 tỉ đồng lên hơn 17.000 tỉ đồng. Ngoài việc điều chỉnh mức đầu tư về vốn, dự án vẫn giữ nguyên quy mô, các hạng mục và những nội dung khác.
Lý do tăng mức đầu tư bởi vì dự toán chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư của dự án theo Luật đất đai mới là gần 14.000 tỉ đồng, tăng hơn 7.300 tỉ so với dự toán trước đây.
Phần vốn tăng thêm là chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án tăng hơn 2.400 tỉ đồng.
HĐND TP.HCM cũng đã thông qua chủ trương đầu tư dự án nạo vét, kiên cố hóa bờ bao rạch Đá Hàn (từ cầu sắt đến quốc lộ 1A), quận 12 với 700 tỉ đồng và dự án nạo vét, kiên cố hóa bờ bao rạch Láng Le, quận 12 với 129,7 tỉ đồng.
HĐND TP.HCM yêu cầu UBND TP tăng cường kiểm tra và chịu trách nhiệm tiến độ, chất lượng các dự án; quản lý và sử dụng vốn đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
Đồng thời, có giải pháp gắn trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan, không để phát sinh việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong quá trình thực hiện, đảm bảo hoàn thành dự án đúng tiến độ.
Rạch Xuyên Tâm có điểm đầu từ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (quận Bình Thạnh) và kết thúc tại sông Vàm Thuật (quận Gò Vấp) với tổng chiều dài gần 9km.
-
Dự án cải tạo Rạch Xuyên Tâm tăng vốn lên hơn 17.000 tỉ đồng
Dự án cải tạo Rạch Xuyên Tâm sẽ tăng vốn đầu tư từ 9.600 tỉ đồng lên hơn 17.000 tỉ đồng. Nguyên nhân tăng vốn đến từ chi phí giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
-
TP.HCM tập trung tháo gỡ các dự án tồn đọng, mục tiêu huy động ít nhất 620.000 tỷ đồng
TP.HCM tập trung tháo gỡ các dự án, công trình tồn đọng, bao gồm cả công và tư để huy động ít nhất 620.000 tỷ đồng để bảo đảm được tăng trưởng từ 10% trở lên.
-
Vừa được duyệt quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tại sao TP.HCM lại điều chỉnh quy hoạch chung?
Bộ Xây dựng vừa tổ chức Hội nghị thẩm định Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Hội nghị có sự tham dự của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, đại diện Văn phòng Chính phủ, các bộ ngành và các chu...
-
Phó Thủ tướng có ý kiến chỉ đạo về đoạn Vành đai 2 “đứng bánh” nhiều năm ở TP.HCM
Đoạn Vành đai 2 TP.HCM từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (TP.HCM) đã ngừng thi công nhiều năm nay do vướng mắc thủ tục. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có chỉ đạo nhằm tháo gỡ để dự án tái khởi công trở lại....