Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Được cho biết sau khi sáp nhập TP.HCM với Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu thì nhu cầu và dư địa về phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị của TP.HCM tăng lên nhiều so với trước. Do đó, cần quy hoạch lại hệ thống đường sắt, bổ sung, nối dài các tuyến đi về Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai và kể cả Tây Ninh.
Để hoàn thành mục tiêu phát triển hệ thống đường sắt đô thị, TP.HCM, cần cập nhật hướng tuyến quy hoạch bổ sung với tầm nhìn mở rộng liên kết vùng để có giải pháp đầu tư tối ưu; nâng cấp ban quản lý thành mô hình phù hợp hơn (công ty).
Metro Bến Thành - Suối Tiên rất đông khách vào các dịp lễ tết - Ảnh: Thủy Long
Về mô hình quản lý, trước mắt Ban Quản lý đường sắt đô thị (thuộc UBND TP.HCM) rất cần thiết, phù hợp. Tuy nhiên, về lâu về dài thì Ban Quản lý đường sắt đô thị và Sở Xây dựng cần tham mưu cho TP nâng cấp mô hình này.
Chủ tịch UBND TP.HCM đặt vấn đề TP.HCM lập mô hình Công ty vận hành hệ thống metro bởi mô hình này sẽ phù hợp hơn. Các nước trên thế giới cũng thực hiện mô hình công ty. "Để đảm bảo cho công tác quản lý về lâu dài thì rất cần thiết tiến tới xây dựng mô hình công ty quản lý đường sắt đô thị", ông Được nói.
Ông Nguyễn Văn Được cho rằng nếu làm metro mà chỉ sử dụng ngân sách của nhà nước thì không đáp ứng được yêu cầu, cũng không hiệu quả. Không có quốc gia nào trên thế giới dùng toàn bộ ngân sách nhà nước để đầu tư cho hệ thống đường sắt.
Do đó, về phương án tài chính, ông Nguyễn Văn Được đề xuất với Ban Chỉ đạo là vừa quy hoạch vừa kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước, kể cả kết hợp ODA. "Nếu có ODA chúng ta phải tính toán lại, khắc phục được những hậu quả, những bất lợi như trước đây chúng ta đã làm" - ông Nguyễn Văn Được lưu ý.
UBND TP.HCM được tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường.
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, bên cạnh các tuyến đường sắt đô thị đã được quy hoạch theo Quyết định 568 của Thủ tướng Chính phủ, đơn vị này sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan lập kế hoạch điều chỉnh và bổ sung quy hoạch hệ thống metro theo Đề án 49.
Cụ thể, các tuyến metro theo quy hoạch mới bao gồm: tuyến 1 (Bến Thành - An Hạ); tuyến 2 (Củ Chi - quốc lộ 22 (Phan Văn Khải) - An Sương - Bến Thành - Thủ Thiêm); Tuyến 3 (Hiệp Phước - Bình Triệu - ngã sáu Cộng Hòa - Tân Kiên - An Hạ); Tuyến 4 (Đông Thạnh - sân bay Tân Sơn Nhất - Bến Thành - Nguyễn Hữu Thọ - khu đô thị Hiệp Phước); tuyến 5 (Long Trường - xa lộ Hà Nội (Võ Nguyên Giáp) - cầu Sài Gòn - Bảy Hiền - depot Đa Phước); tuyến 6 (vành đai trong); tuyến 7 (Tân Kiên - Nguyễn Văn Linh - Thủ Thiêm - Thảo Điền - Thanh Đa - khu công nghệ cao - Vinhomes Grand Park).
Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) cũng nghiên cứu và đề xuất phát triển thêm các tuyến metro khác (tuyến 8, 9, 10), các tuyến tramway/LRT ven sông, cũng như mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD) xung quanh các nhà ga metro. Việc quy hoạch vùng lân cận các nhà ga với diện tích lớn nhằm tận dụng tối đa không gian đô thị và phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ.
Sau khi được cấp thẩm quyền chấp thuận, MAUR sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai các bước tiếp theo, cập nhật thông tin chi tiết về sử dụng đất trong giai đoạn sau.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo là triển khai, tổ chức thực hiện Kết luận 49 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 188 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM; Nghị quyết 24 của Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM về thực hiện Kết luận 49 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn TP.HCM. |
-
Nhà đầu tư miền Bắc đang Nam tiến "săn" bất động sản lân cận Tp.HCM
Trong số 6 giao dịch bán thành công trong tháng, một sàn bất động sản phía Nam cho biết có đến 3 giao dịch từ nhà đầu tư phía Bắc.
-
Toàn cảnh vị trí xây dựng cầu Cát Lái quy mô 8 làn xe nối TP.HCM và Đồng Nai
Dự án cầu Cát Lái bắc qua sông Đồng Nai là dự án liên vùng giữa tỉnh Đồng Nai và TP.HCM có quy mô mặt cắt ngang cầu là 6 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp. Công trình không chỉ gỡ nút thắt giao thông tại phà Cát Lái mà còn tạo cú hích cho hạ tầng, bất động sản tại khu vực này.
-
Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo nóng về dự án cầu đường Bình Tiên kết nối quận 6, quận 8 và Bình Chánh
Dự án cầu đường Bình Tiên dài 3,66km đi trên cao, kết nối quận 6, 8 và huyện Bình Chánh có vốn đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng, dự kiến khởi công năm 2026 và hoàn thành năm 2027.








-
Hơn 71.000 căn hộ, thửa đất được gỡ vướng để cấp sổ hồng
Sáng 21/5, Sở NN-MT TPHCM đã có báo cáo gửi UBND TPHCM về kết quả sau 6 tháng hoạt động của Tổ Công tác giải quyết các nội dung liên quan đến công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho tổ chức, cá nhân t...
-
Hà Nội: Cảnh giác chiêu trò giả mạo, lừa đảo mua, bán căn hộ Dự án nhà ở xã hội NO1
Mọi hành vi của bất kỳ tổ chức cá nhân nào nhân danh Liên danh Chủ đầu tư dự án thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký,tư vấn, đặt cọc mua bán căn hộ Dự án NOXH NO1 Hạ Đình đều là giả mạo......
-
Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 27/2025/TT-BTC quy định về quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước ngoài vốn đầu tư công.