Anh Hồ Hoàng Đức Huy làm tại Trung tâm Dịch vụ nhà đất Phú Gia Hưng than: “Chưa khi nào thị trường nhà đất lại ảm đạm như hiện nay. Có rất nhiều người đến ký gửi bán BĐS, trong đó có nhiều BĐS khá tốt, giá cả rất mềm, nhưng vẫn không bán được. Thỉnh thoảng mới có một người đến tìm hiểu rồi đi luôn”.
Sau 4 năm triển khai thi công, dự án VK.City mới chỉ có 3 căn nhà mẫu. Ảnh: ĐỨC TRUNG |
Cũng giống tình hình chung của thị trường BĐS cả nước, trong 2 năm nay thị trường BĐS tại TP Pleiku chỉ có cung, không có cầu.
Theo ông Lưu Văn Thanh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Gia Lai, hiện tại, người dân TP Pleiku không quá khó khăn về nhà ở, đất ở như người dân tại các TP lớn (do quỹ đất ở Pleiku còn khá lớn). Trong khi đó, số nhà đầu tư, người đến làm ăn tại TP Pleiku cũng không nhiều, nên số người có nhu cầu mua nhà tại các khu đô thị mới cũng rất ít. Các dự án nhà ở cao cấp rất khó bán ra.
Nhiều dự án đã đầu tư tiền tỷ nhưng nay chủ đầu tư đành phải “trùm mền”. Một số dự án chỉ xây dựng cầm chừng. Dự án VK.City (còn gọi là khu đô thị Cầu Sắt) do Công ty VK.Highland đầu tư có quy mô lớn nhất Tây nguyên với diện tích lên đến gần 200ha, trong đó riêng giai đoạn 1 gần 40ha đã có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Dự án bắt đầu từ năm 2007, dự kiến đến năm 2012 sẽ hoàn thành, thế nhưng đến nay vẫn chỉ có 3 ngôi nhà mẫu xây thô; các tuyến đường trong khu dự án vẫn chưa làm xong.
Các chủ đầu tư các dự án khu đô thị, khu dân cư ở TP Pleiku cho biết: Ngoài các khó khăn chung về vốn, mất cân đối cung cầu và tác động bất lợi của một số chính sách mới như thị trường BĐS cả nước, tại địa phương còn có khó khăn vì tâm lý ngán ngại đầu tư BĐS.
Trong vòng 3 năm trở lại đây, từ khi ở Gia Lai diễn ra tình trạng vỡ nợ, rất ít người còn quan tâm đến các giao dịch nhà đất khiến thị trường "đóng băng". Khó khăn chồng khó khăn đối với các chủ đầu tư BĐS ở Pleiku và không biết đến bao giờ mới tháo gỡ được.
-
Doanh nghiệp ông Trần Bá Dương trả HAGL hơn 1.000 tỷ đồng để thanh toán nợ trái phiếu
Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán HAG) vừa báo cáo về việc trả bớt nợ trái phiếu phát hành năm 2016.
-
"Gồng lỗ” lũy kế hơn 2.500 tỷ, cổ phiếu đối diện nguy cơ bị hủy niêm yết, "cây đũa thần" nào đã giúp doanh nghiệp này “hồi sinh”?
Từng chìm sâu trong khó khăn với khoản lỗ lũy kế vượt 2.500 tỷ đồng, cổ phiếu bị cảnh báo nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc, Đức Long Gia Lai bất ngờ tạo cú sốc khi công bố đã tất toán toàn bộ khoản nợ tại Sacombank với số tiền hơn 650 tỷ...
-
Một doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm về thuế, có tình tiết tăng nặng
Ngày 29/12, Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) do ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) làm chủ tịch HĐQT thông báo việc đã nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính từ Cục Thuế tỉnh Gia Lai.