Tuyến đường sắt Bến Thành – Suối Tiên sử dụng vốn ODA Vốn đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn thuộc ngân sách TP. Hồ Chí Minh năm 2017 thực hiện năm 2017 là 25.310 tỷ đồng, đạt 87,2% kế hoạch năm, tăng 10,7% so năm 2016. Trong năm có nhiều dự án hoàn thành đưa vào sử dụng như cầu Nhị Thiên Đường, cầu vượt vào sân bay Tân Sơn Nhất, các đường nối với đường Võ Văn Kiệt, nhiều trường học phục vụ cho năm học 2017- 2018… Một số chương trình trọng điểm cũng được TP ưu tiên vốn đầu tư. Cụ thể chương trình giảm ùn tắc giao thông thực hiện vốn từ ngân sách với 306 dự án, kế hoạch vốn 8.597,5 tỷ đồng, thực hiện cả năm đạt trên 88,6%. Chương trình giáo dục đào tạo với kế hoạch vốn từ ngân sách TP thực hiện 258 dự án trường học, vốn 2.196,1 tỷ đồng, thực hiện cả năm đạt 86,6%. Trong năm nhiều trường học được khánh thành đưa vào phục vụ giảng dạy, tập trung nhiều ở các quận huyện ngoại thành như huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi, huyện Nhà Bè... Chương trình đầu tư cho y tế trong năm 2017 vốn từ ngân sách TP thực hiện 54 dự án và 2 dự án vốn ngân sách Trung ương gồm Bệnh viện nhi đồng thành phố và cơ sở 2 bệnh viện ung bướu, với kế hoạch vốn 4.126,3 tỷ đồng, thực hiện cả năm đạt 87,5%. Tập trung chủ yếu là các dự án phục vụ giảm tải và xây mới ở các bệnh viện... Tình hình giải ngân vốn ODA với tổng vốn ODA Trung ương cấp 4.034,2 tỷ đồng, tính chung cả năm 2017 giải ngân 4.077,5 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là dự án tuyến đường sắt Bến Thành – Suối Tiên và dự án cải thiện môi trường nước TP (giai đoạn 2). Bên cạnh những kết quả thực hiện giải ngân vốn cho đầu tư phát triển đạt tỷ lệ cao, đưa nhiều dự án, công trình hoàn thành nhanh phục vụ cho xã hội... thì vẫn còn những tồn tại như tiến độ giải phóng mặt bằng ở các quận huyện gặp nhiều khó khăn; dự án khởi công mới khâu lập kế hoạch, thiết kế mất rất nhiều thời gian; kế hoạch giao vốn (đợt 2) cho các Sở ngành, quận huyện còn chậm làm áp lực cho các Sở ngành, quận/huyện dồn khối lượng thực hiện vào những tháng cuối năm… Kế hoạch đầu tư công năm 2018 của TP. Hồ Chí Minh với gần 40.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu là 843 tỷ đồng, vốn ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương là 2.864 tỷ đồng, vốn ngân sách thành phố 36.165 tỷ đồng. Để tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển, trong năm 2018 TP tập trung đẩy mạnh khai thác nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhượng nhà đất thuộc sở hữu nhà nước; rà soát danh mục các mặt bằng và địa chỉ nhà đất không sử dụng hoặc sử dụng lãng phí, mặt bằng đã có có chủ trương cho chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chủ đầu tư chưa triển khai để thu hồi tổ chức bán đấu giá tạo ngân sách. Ngoài ra, TP sẽ có phương thức thu hút hợp tác công - tư (PPP), chuyển từ đầu tư làm nhà máy sang thuê dịch vụ, kêu gọi DN xây dựng hạ tầng giao thông và sau đó TP sẽ trả chậm chi phí đầu tư trong vòng 5 - 7 năm. Đặc biệt phải có nguồn vốn từ quỹ đất, đấu giá đất, đấu thầu dự án, không chỉ định thầu (trừ trường hợp đặc biệt). Mặt khác, tăng một số thuế, phí, giảm thất thu ngân sách, vay vốn ngân hàng, phát hành trái phiếu đô thị.
-
Những dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào tại TP.HCM về đích năm 2024?
Trong năm 2024, nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng tại TP.HCM hoàn thành đưa vào khai thác. Ân tượng nhất trong số này là tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Tuyến metro đầu tiên của TP.HCM phải mất 17 năm để hoàn thành kể từ ngày được phê...
-
Tin vui cho người dân tại TP.HCM
Trước thềm Tết Nguyên đán 2025, 4 cây cầu huyết mạch gồm Phước Long, Tăng Long, Tân Kỳ - Tân Quý, và Bà Hom đang trong giai đoạn nước rút để kịp thông xe, sẽ giúp giảm tải tình trạng ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ thành phố. Đây là tin vui lớn cho...
-
Hiện trạng con đường dài 600m nhưng tốn hơn 1.000 tỷ đồng để mở rộng ở TP.HCM
Dự án nâng cấp mở rộng đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh) chỉ có chiều dài 600m nhưng sẽ tiêu tốn đến 1.067 tỉ đồng. Gần 1.000 tỉ trong tổng vốn đầu tư sẽ dùng để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng....