Vi phạm xây dựng vẫn nhiều
Gần đây, tình trạng bảo kê cho việc xây nhà “chui” tại một số xã tại huyện Bình Chánh liên tục bị phát hiện, đặc biệt là tại xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B. Các "cò" đất, "cò" xây dựng tại đây đã sử dụng nhiều chân rết trong đường dây để môi giới, áp dụng các chiêu thức: lén lút đặt móng trên đất ruộng rồi bán đất, bảo kê xây nhà cho người mua khi có nhu cầu xây nhà.
Tốc độ gia tăng dân số nhanh khiến người dân đổ về các quận, huyện ngoại thành tìm mua các dự án đất nền phân lô. Ảnh: Nguyễn Hoàng
Theo UBND xã Vĩnh Lộc A, từ đầu tháng 12/2019 đến nay, xã Vĩnh Lộc A xảy ra 24 trường hợp xây dựng không phép, sai phép, trong đó có vận động tháo dỡ 18 trường hợp. UBND xã đã tổ chức kiểm điểm 15 lượt cán bộ từ cấp xã đến ấp vì liên quan đến xây dựng sai phép, không phép.
Quận Thủ Đức cũng là điểm “nóng” về số vụ vi phạm về trật tự xây dựng liên quan đến xây nhà không phép, sai phép. Cụ thể, cuối năm 2019, Thành ủy, UBND TP Hồ Chí Minh cũng phải “vào cuộc” xử lý dứt điểm trường hợp ông Lê Hữu Thành, Phó chủ tịch HĐND quận Thủ Đức và người thân xây dựng không phép nhiều nhà xưởng tại phường Hiệp Bình Chánh. Cuối tháng 6/2020, UBND quận Thủ Đức cũng đã tiến hành xử lý đối với các công trình xây dựng vi phạm do ông Lưu Nguyên Quảng và ông Lê Thành Trí làm chủ đầu tư tại phường Linh Đông, công trình xây dựng do ông Đỗ Trưởng Quyền và bà Đỗ Huệ Trinh làm chủ đầu tư…
Theo đại biểu HĐND Nguyễn Trọng Trí, qua giám sát của HĐND TP Hồ Chí Minh ở Thủ Đức cho thấy, tình hình xây dựng sai phép, không phép tại quận này tăng cao. Nguyên nhân việc triển khai quy hoạch, xây dựng trước đây làm không nghiêm, để xảy ra tình trạng người dân, nhất là "đầu nậu" phân lô, bán nền. “Đáng chú ý, việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng hiện nay còn rất mập mờ. Cơ quan liên quan cần tham mưu cho UBND TP Hồ Chí Minh có kế hoạch tổng thể để vừa giúp quản lý hiệu quả và để người dân ít thiệt hại nhất”, ông Nguyễn Trọng Trí nói.
Các dự án nhà ở trên địa bàn TP Hồ Chí Minh xây dựng không kịp để đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân tăng cao. Ảnh: Nguyễn Hoàng
Ông Lê Văn Thinh, Chủ tịch UBND quận Bình Tân cho biết, trung bình một năm quận cấp khoảng 7.000 đến 8.000 giấy phép xây dựng nhà. Riêng xây nhà không phép, thống kê cho thấy có hơn 190 vụ vi phạm.
Theo báo cáo của UBND TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay, thành phố đã triển khai các giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng để chấn chỉnh tình trạng vi phạm trong lĩnh vực xây dựng. Qua đó, thành phố đã phát hiện 576 công trình vi phạm. Trong đó, 60% công trình không phép (343 công trình), còn lại là sai phép. So với thời điểm trước đó, số vụ vi phạm bình quân đã được kéo giảm từ 8,6 vụ/ngày xuống còn 3,5 vụ/ngày, tương đương 59% số vụ. 23/24 quận, huyện có số vụ vi phạm giảm. Đặc biệt, 15 quận, huyện có số vụ vi phạm giảm trên 50%.
Kiên quyết xử lý cán bộ 'tiếp tay'
Chia sẻ về nguyên nhân khiến tình trạng vi phạm về xây dựng xảy ra, ông Lê Hòa Bình, Giám đốc Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, cho biết có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do tốc độ tăng dân số cơ học tại thành phố nhanh khiến nhu cầu về nhà ở của người dân cũng tăng cao. Theo tính toán, cứ 5 năm thành phố tăng khoảng một triệu dân, trung bình một năm tăng thêm 200.000 người. Tại vùng ven, huyện ngoại thành dân cư ngày càng đông khiến nhu cầu nhà ở tăng cao. Trong khi đó, đất trống tại nơi này nhiều, có thể mua giấy tay xây một căn nhà giá rẻ vừa túi tiền. Mặt khác, nhiều diện tích đất nông nghiệp vùng ven không thể sản xuất nông nghiệp do hệ thống thủy lợi bị hư hỏng, canh tác thu nhập thấp nên nông dân bỏ hoang đất và tìm cách bán đi. Thế nhưng, theo quy định tách thửa hiện nay, diện tích nhà đất phải 80 m2 trở lên nên nhiều người không đủ tiền mua, dẫn đến tình trạng mua bán giấy tay và xây dựng trái phép…
UBND quận Thủ Đức tiến hành tháo dỡ công trình vi phạm của ông Lê Hữu Thành, Phó chủ tịch HĐND quận Thủ Đức vào hồi cuối năm 2019. Ảnh: CTV
Để chấn chỉnh tình trạng vi phạm về xây dựng, ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, cho biết từ nay đến hết năm 2020, UBND đã giao các sở, ngành tham mưu cho UBND thành phố để chuẩn bị sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy thanh tra xây dựng và đội quản lý trật tự xây dựng của 24 quận, huyện sau khi được Thủ tướng chấp thuận. Đồng thời, thành phố sẽ ban hành quy chế liên thông trong quản lý Nhà nước về vi phạm trong đất đai, xây dựng và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình để ngăn chăn vi phạm.
Đặc biệt, thành phố sẽ tổ chức tập trung cưỡng chế một số công trình vi phạm trật tự xây dựng quy mô trên địa bàn thành phố trong năm 2020 và kiên quyết xử lý cán bộ "tiếp tay" cho các công trình vi phạm xây dựng để tăng sự răn đe tại các địa bàn. Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh : "Các địa phương cần kiểm tra, xem xét xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức, tổ trưởng tổ nhân dân tham gia giới thiệu, "tiếp tay" mua bán đất bất hợp pháp, xây dựng nhà không phép trên địa bàn. Đối với các quận, huyện có tình trạng vi phạm xây dựng còn tăng hoặc không giảm, UBND cần phải rà soát, bàn các giải pháp chấn chỉnh ngay để năm sau không có quận, huyện nào có tình trạng vi phạm xây dựng tăng".
Về lâu dài, theo Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, UBND TP Hồ Chí Minh cần xây dựng giải pháp tổng hợp về điều chỉnh, hoàn chỉnh quy hoạch chung, đẩy nhanh các dự án nhà ở chậm tiến độ, triển khai nhanh các dự án phát triến nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà lưu trú cho công nhân góp phần giải quyết tình trạng xây nhà không phép, trái phép.
-
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra việc nhà ở riêng lẻ thiết kế nhiều tầng, căn hộ
CafeLand - Bộ Xây dựng vừa có Văn bản số 2937/BXD-QLN, yêu cầu các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương tăng cường thực hiện các quy định của pháp luật về xây dựng, kiểm soát trật tự xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ thiết kế nhiều tầng, nhiều căn hộ ở.
-
Sóc Sơn, Hà Nội nghiêm cấm mua bán, xây dựng trái phép tại khu vực Trại Phong
Trước tình trạng mua bán, chuyển nhượng đất trái phép tại khu vực Trại Phong, thôn Phú Ninh, UBND huyện Sóc Sơn đã có văn bản chỉ đạo về việc này.
-
Hướng dẫn hợp thức hóa nhà ở, công trình xây dựng sai phép, không phép năm 2022
Đây là nội dung nổi bật được đề cập tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/01/2022).
-
Loạt dự án đất vàng tại Hà Nội xây vượt tầng, “hô biến” tầng kỹ thuật thành căn hộ để bán
CafeLand - Trong giai đoạn 2003-2016, hàng loạt dự án tọa lạc tại những khu đất vàng tại Hà Nội chậm đưa vào sử dụng, giao đất không thông qua đấu giá, khởi công dự án khi chưa đủ điều kiện… Đặc biệt, nhiều dự án xây dựng vượt tầng, chuyển đổi công n...