Hình minh họa
Anh Thiên (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) đang cân nhắc mua lại 5 căn hộ dự án chung cư tọa lạc trên đường Nam Hòa, quận 9 đang xây dở dang và đình trệ 5 năm qua.
Nguyên nhân anh Thiên chấp nhận mạo hiểm vì giá rẻ đến mức không tưởng. Nhà đầu tư này phân tích: "Biết là tiền nào thì của ấy. 5 căn hộ này ở thời gian thị trường nóng sốt có giá 1.300 USD mỗi m2, vài năm nay đã giảm còn một nửa vì chưa thấy ngày về đích. Nhưng rẻ xuống 70% thì quá sốc nên tôi không ngại thử".
Anh Thiên chia sẻ người bán cho anh là chỗ quen biết, từng tham gia thi công dự án này nhưng chủ đầu tư gán căn hộ trả nợ do không đủ tiền thanh toán. Cần vốn để đầu tư vào kênh khác và cũng không muốn phải đau đầu thêm vì kiện tụng nên người này mới bán rẻ như cho. Chỉ bỏ ra hơn tỷ bạc mà mua được 5 căn, anh Thiên thừa nhận suất đầu tư đầy rủi ro nhưng nếu không liều lĩnh thì chẳng bao giờ săn được món hời. "Huống chi tôi không ôm một mình, sẽ chia hàng lại cho vài mối nên cũng giảm bớt lo lắng", anh Thiên cho hay
Cổ phiếu bất động sản chuyển mình
Sau khi mất mốc 600 điểm vào cuối tháng 9, VN-Index đã có sự phục hồi rất ấn tượng. Điểm đáng lưu ý là dường như nhóm cổ phiếu bất động sản đang dẫn dắt đợt sóng này. Thống kê cho thấy trong thời gian qua chỉ số giá cổ phiếu ngành bất động sản tăng khá mạnh so với những ngành khác. Trên thị trường bất động sản đã xuất hiện những làn sóng chuyển động khá tích cực.
Tính từ đầu năm đến nay chỉ số giá của các doanh nghiệp bất động sản đang niêm yết tăng trung bình 48%, cao hơn rất nhiều so với mức tăng 24% của VN-Index. Từ đầu tháng 10 tới nay chỉ số giá cổ phiếu bất động sản cũng có mức tăng cao hơn khá nhiều so với VN-Index.
Lập quỹ phát triển nhà ở xã hội: Nên hay không?
Việc thành lập Quỹ Phát triển nhà ở đã được Bộ Xây dựng khởi xướng cách đây vài năm nhưng không được chấp nhận. Đến nay, ý tưởng này đã được đưa vào dự thảo luật với phạm vi hẹp hơn: Quỹ Phát triển nhà ở xã hội.
Nhiều ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)cho rằng, không cần thiết phải thành lập Quỹ Phát triển nhà ở xã hội vì những lý do sau:
Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi cho việc phát triển nhà ở xã hội. Do đó, người thuộc diện được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội đã được hưởng chính sách ưu đãi đó. Nếu thành lập Quỹ Phát triển nhà ở xã hội để cho chính những đối tượng đó vay thì sẽ thực hiện chính sách “ưu đãi kép”, không hợp lý.
Nhếch nhác trong quản lý chung cư Thạnh Mỹ Lợi
Nằm ngay trung tâm của quận 2 thế nhưng chung cư tái định cư Thạnh Mỹ Lợi (P.Thạnh Mỹ Lợi, Q.2) vẫn đang từng ngày xuống cấp trong sự bất lực của người dân và sự thờ ơ của đơn vị có trách nhiệm. Đáng nói hơn, rất nhiều phần sở hữu chung của khu vực này không được đưa vào sử dụng, rơi vào cảnh hoang tàn.
Chung cư Thạnh Mỹ Lợi được đưa vào sử dụng từ tháng 8/2007 nhưng đến nay đã có rất nhiều hạng mục bị xuống cấp. Tình trạng xuống cấp xảy ra ở hầu hết các block khiến các hộ dân khu vực này luôn sống trong cảnh bất an.
Theo anh Danh, một hộ dân sống tại Block B, than phiền.“Vì nhiều mái tôn bị vỡ nên vào lúc trời mưa mưa từ trên tạt xuống ướt hết hành lang. Nước mưa trút xuống đọng lại lâu ngày nhưng không được lau dọn, khiến phần trệt nhầy nhụa nước và bụi nhìn rất mất vệ sinh”, anh Danh cho biết.
Không có chuyện đất Đông Anh đang "sốt"
Trong suốt mấy tháng gần đây, thông tin về giá đất Đông Anh quanh cầu Nhật Tân tăng giá vèo vèo liên tục xuất hiện gây chú ý dư luận. Không ít người bán tin bán nghi. Vậy thực hư chuyện này ra sao?
Sau thời gian dài dường như đứng im và chững lại, mấy tháng nay lại rộ lên tin tăng giá đất Đông Anh khi cầu Nhật Tân sắp được thông xe vào đầu năm 2015 tới.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng đó chỉ là tin đồn, do nhiều "cò" đất, môi giới tung chiêu để đẩy hàng. Còn thực tế đất ở khu vực này còn nhiều, số người hỏi mua cũng èo uột, chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Chọn xong đất đẹp rồi mới cấp cho dân?
Trong khi đất dự án còn thừa đến hơn 9.000 lô thì gần 1.400 hộ dân bị giải tỏa phải ở nhà thuê gần 3 năm qua, tốn hàng chục tỉ đồng
TP Đà Nẵng vừa có báo cáo về công tác tái định cư ở 4 quận, huyện: Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Hòa Vang. Qua đó, bức xúc được các đại biểu HĐND TP nêu ra là trên địa bàn đang thừa hơn 9.000 lô đất dự án trong khi hàng ngàn hộ dân chưa được bố trí đất tái định cư (TĐC).
Ông Thái Thanh Hùng - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, đại biểu HĐND TP - cho biết việc chậm bố trí đất TĐC không những gây khó khăn cho người dân mà còn lãng phí hàng chục tỉ đồng của ngân sách. Theo báo cáo của Sở Tài chính, năm 2012, ngân sách chi cho thuê nhà với các hộ giải tỏa là 28 tỉ đồng, năm 2013 là 17 tỉ đồng và 9 tháng đầu năm nay là 18 tỉ đồng. Ông Hùng đặt vấn đề có phải các ban quản lý dự án, ban giải tỏa đền bù chọn lựa đất rồi mới cấp cho dân? Ông dẫn chứng đa phần đất nằm ở địa thế không đẹp thì mới mang ra cấp, đất ở vị thế đẹp thì để lại.
ACV tuyên bố tự vay, tự trả vốn cho sân bay Long Thành
Trong hơn 164.000 tỷ đồng đầu tư giai đoạn I, Tổng công ty Cảng hàng không cho biết ngân sách chỉ bỏ 18.500 tỷ để giải phóng mặt bằng. Phần còn lại sẽ do doanh nghiệp thu xếp.
Thông tin nêu trên được Chủ tịch Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) – Nguyễn Nguyên Hùng đưa ra tại buổi họp báo về Dự án sân bay Long Thành do Bộ Giao thông vận tải tổ chức sáng 10/10. ACV là đơn vị chủ đầu tư dự án trong giai đoạn lập báo cáo tiền khả thi gửi Quốc hội phê duyệt. Thông thường, đơn vị này cũng chính là đại diện lập dự án khả thi và triển khai.
Căn cứ theo số liệu nêu trên, tỷ lệ vốn doanh nghiệp tự huy động trong dự án này sẽ lên đến trên 80%, cao hơn nhiều mức 52% (tương đương 84.000 tỷ đồng) vừa báo cáo ra Thường vụ Quốc hội. Thay đổi này cũng sẽ làm giảm áp lực đối với đề án xây dựng sân bay, dự kiến được trình ra Quốc hội trong kỳ họp sắp tới. Trước đó, nhiều ý kiến cho rằng tỷ lệ đầu tư từ ngân sách cao tại dự án Long Thành sẽ tiếp tục gây áp lực lớn lên nợ công.