Ngày 28/3, tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những chia sẻ về việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, tinh gọn bộ máy.
Tổng Bí thư Tô Lâm dành rất nhiều thời gian để nói về vai trò của chính quyền xã, phường, mô hình chính quyền 3 cấp
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, việc sắp xếp tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, trên cơ sở tổng kết Nghị quyết 18 với tinh thần quyết liệt, khẩn trương, vừa chạy vừa xếp hàng, không cầu toàn nhưng không nóng vội, không được để gián đoạn công việc và mô hình tổ chức mới phải tốt hơn, hiệu quả hơn mô hình cũ.
Các bước đi, lộ trình được thực hiện bài bản, bảo đảm đúng nguyên tắc, điều lệ của Đảng, quy định, định hướng theo chỉ đạo của Trung ương.
Việc sắp xếp bộ máy, hệ thống chính trị được thực hiện mạnh mẽ, triệt để, khoa học và nhân văn, làm từ trên xuống dưới với phương châm Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng.
Tổng Bí thư cho biết Bộ Chính trị đang xây dựng nội dung để trình Trung ương "Đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã"; "Đề án sắp xếp lại các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng - Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam"; "Chủ trương sửa đổi Hiến pháp 2013"... và sau đó là xin ý kiến nhân dân.
Các nội dung trên nhằm mục đích tổ chức lại không gian phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo an ninh quốc phòng với tầm nhìn đến năm 2045-2050 và xa hơn.
Dự kiến, hệ thống tổ chức bộ máy hành chính sẽ được cơ cấu lại thành 3 cấp: trung ương, tỉnh/thành phố và xã/phường.
Việc sáp nhập cũng hướng đến mục tiêu xây dựng chính quyền gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt hơn, chủ động tiếp cận người dân thay vì để người dân phải tìm đến chính quyền.
Điều này tạo không gian phát triển kinh tế xã hội cho từng khu vực, hướng tới sự phồn vinh của đất nước và nâng cao đời sống nhân dân.
Chia sẻ một số định hướng phát triển trong thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh trước hết đất nước cần ổn định để phát triển. Trong bối cảnh cuộc cách mạng lần thứ tư hiện nay, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia không chỉ xu hướng tất yếu, mà còn là yêu cầu cấp thiết để Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới, mở ra cơ hội cải thiện năng suất lao động, tạo điều kiện để đổi mới sáng tạo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi tầng lớp nhân dân.
Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; và các cơ quan chức năng ban hành sớm văn bản hướng dẫn để các quy định mới đi vào thực tiễn.
Về kinh tế, năm 2025 phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8% trở lên và hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030. Trước yêu cầu đó, cần phải quán triệt lại định hướng quan điểm và nhận thức trong cả hệ thống chính trị về vai trò của kinh tế tư nhân như là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước.
Theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, cả nước có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên hiện trạng. Đó là Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Trong khi đó, 52 địa phương còn lại thuộc diện phải sắp xếp, bao gồm cả 4 thành phố trực thuộc Trung ương là TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
-
NÓNG: Dự kiến hoàn thành sáp nhập tỉnh trước 30/8
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, dự kiến chúng ta sẽ tập trung sáp nhập tỉnh và hoàn thành trước ngày 30/8, để vận hành đơn vị hành chính cấp tỉnh mới bắt đầu từ ngày 1/9.
-
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh phải sắp xếp, sáp nhập đã được xác định.
-
Hôm nay, Bộ Chính trị xem xét đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, dự kiến nhập còn 2.000 xã
Bộ Chính trị hôm nay xem xét đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, trong đó có phương án sáp nhập một số tỉnh, bỏ cấp huyện, sáp nhập nhiều xã.








-
Hé lộ vị trí khu công nghiệp hơn 200 ha vừa được duyệt quy hoạch tại Ninh Bình mới
Trong bối cảnh sáp nhập ba tỉnh Hà Nam – Nam Định – Ninh Bình thành Ninh Bình mới từ ngày 1/7, hàng loạt dự án hạ tầng và công nghiệp trọng điểm đang được khởi động để đón đầu cơ hội phát triển....
-
Hà Nội “chốt hạn” 1 tháng cho 126 xã, phường mới xử lý xong trụ sở dôi dư
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ra “tối hậu thư” cho 126 phường, xã mới, yêu cầu hoàn thành toàn bộ việc xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư trước ngày 1/8.
-
Địa chỉ 178 trụ sở công an phường, xã, đặc khu và đồn Công an ở TP.HCM mới
Công an TP.HCM thông báo trụ sở 167 công an cấp xã, 1 đặc khu, 10 đồn Công an trực thuộc và 49 điểm thu nhận hồ sơ cấp Căn cước trên địa bàn.