Phát biểu khai mạc tại Hội nghị Trung ương lần thứ 11 khóa XIII sáng 10/4, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Hội nghị lần này sẽ thảo luận, cho ý kiến đối với 15 nội dung, tập trung vào 2 nhóm vấn đề chính.
Một là, nhóm vấn đề tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Hai là, nhóm vấn đề về tiếp tục chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng và Bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 – 2031.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: VGP
Cũng tại Hội nghị này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo Trung ương xem xét, quyết định một số nội dung công tác cán bộ theo thẩm quyền; báo cáo Trung ương về tình hình đất nước; tình hình thế giới, khu vực; những công việc quan trọng Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã giải quyết từ sau Hội nghị Trung ương 10 đến nay và các chuyên đề về hoàn thiện thể chế và đột phát phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia.
Về nhóm vấn đề tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Theo Tổng Bí thư, trong hơn 4 tháng qua, thực hiện các kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lãnh đạo, chỉ đạo cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận ở cấp Trung ương.
Song theo Tổng Bí thư, đánh giá một cách tổng thể, mô hình tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị chưa thật hoàn thiện, nhất là ở địa phương.
Để tiếp tục cuộc cách mạng về tinh giản tổ chức bộ máy, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp nhiều phiên, bàn bạc thấu đáo nhiều khía cạnh và thống nhất cao trình Trung ương đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; cùng với các đề án về hệ thống tổ chức Đảng ở địa phương; đề án về sắp xếp, tinh gọn cơ quan MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ...
Tổng Bí thư khẳng định, đây là những vấn đề rất hệ trọng, có tính lịch sử; không chỉ sắp xếp về tổ chức, bộ máy, cán bộ mà còn phân cấp về thẩm quyền, bố trí lại đơn vị hành chính, phân bổ về nguồn lực; tạo không gian phát triển.
Mục tiêu là xây dựng chính quyền theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt hơn; đồng thời mở ra cục diện mới trong phát triển đất nước với tầm nhìn lâu dài, ít nhất là cho 100 năm tới.
Vì vậy Bộ Chính trị đề nghị các ủy viên Trung ương với tư duy đổi mới, tinh thần cách mạng triệt để, vì sự phát triển của đất nước và vì nhân dân, tập trung cho ý kiến những nội dung theo gợi ý thảo luận gửi kèm theo từng đề án.
“Nhất là những vấn đề lớn như về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính - cấp tỉnh còn 34 tỉnh, thành phố; không tổ chức cấp huyện, giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp xã.
Mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, gắn với phân cấp, phân quyền, đặc biệt là cấp xã mới sau khi sáp nhập, làm thế nào để thực sự gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt hơn”, Tổng Bí thư nói.
Tất cả các công việc này phải triển khai cùng lúc, không thể chậm việc nào, Tổng Bí thư đề nghị các đại biểu góp ý về phương án và lộ trình tổ chức thực hiện sao cho đồng bộ, thống nhất, thông suốt, hiệu quả, không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy làm gián đoạn hoạt động của các cơ quan, hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động thường ngày của người dân, doanh nghiệp.
-
Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 11 họp bàn việc sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, giảm một nửa số xã
Sáng ngày 10/4/2025, tại Hà Nội, Hội nghị Trung ương lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc, tập trung thảo luận về việc sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.
-
Dự kiến hoàn thành sáp nhập tỉnh trước 20/6
Về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, kế hoạch nêu rõ trước 1/5, UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án. Trước 30/5, Bộ Nội vụ lập hồ sơ đề án của Chính phủ để trình Quốc hội. Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra, Quốc hội xem xét, thông qua trước ngày 20/6.
-
Chủ tịch Quốc hội thông tin về kỳ họp xem xét sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh
Chiều 31/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.








-
Dự kiến hoàn thành sáp nhập tỉnh trước 20/6
Về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, kế hoạch nêu rõ trước 1/5, UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án. Trước 30/5, Bộ Nội vụ lập hồ sơ đề án của Chính phủ để trình Quốc hội. Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra, Quốc hội xem xét, thông qua trước ...
-
Ngày 1/5 tới: 63 tỉnh, thành phải gửi đề án sắp xếp đơn vị hành chính về Bộ Nội vụ
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội trước 30/6....
-
Chủ tịch Quốc hội thông tin về kỳ họp xem xét sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh
Chiều 31/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.