Hạ giá khởi điểm rao bán nhà máy Xi măng Hồng Phong còn 151,45 tỷ đồng, liệu tin rao bán lần này đã đủ hấp dẫn?
Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú mới đây đã có thông báo về việc bán đấu giá tài sản, tài sản gắn liền với đất, cơ sở hạ tầng, hệ thống thiết bị máy móc dây chuyền của nhà máy Xi măng Hồng Phong.
Nhà máy sản xuất xi măng này có công suất 350.000 tấn/năm. Toàn bộ tài sản của nhà máy xi măng này có địa tại thôn Tình Chè, xã Hồng Phong, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
Phía Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú muốn rao bán toàn bộ tài sản của nhà máy sản xuất xi măng bao gồm hệ thống nhà xưởng, công trình, bể chứa nguyên liệu... và hệ thống thiết bị sản xuất với giá khởi điểm hơn 151 tỷ đồng.
Phía công ty bán đấu giá cho biết, nhà máy xi măng trên hiện đang hoạt động cầm chừng, quyền sử dụng đất được Nhà nước cho thuê đất, trả tiền thuê đất hàng năm và thời hạn sử dụng đất đến năm 2034 và 2036.
Trước đó, tháng 9/2022, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng thông báo bán đấu giá tài sản trên với giá khởi điểm hơn 168,28 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại, việc bán nhà máy Xi măng Hồng Phong vẫn “giậm chân tại chỗ”, chưa có khách hàng nào muốn mua lại.
Theo tìm hiểu, Công ty CP Xi măng Hồng Phong được thành lập năm 2006, là doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên sàn UPCOM từ tháng 5/2010 với mã chứng khoán LCC. Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Nguyễn Văn Lâm. Ông Trần Duyên Tùng là Giám đốc, người đại diện theo pháp luật.
Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022, doanh nghiệp này cũng đã thông qua đề nghị Chi cục Thi hành án dân sự huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn kê biên, xử lý bán toàn bộ tài sản hiện có của Công ty để thanh toán các khoản nợ đã đến hạn và các khoản nợ chưa đến hạn cho Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Lạng Sơn.
-
Tiêu thụ vẫn là bài toán khó của doanh nghiệp xi măng
Mặc dù các doanh nghiệp xi măng liên tục đưa ra nhiều ưu đãi, chiết khấu lớn nhưng do thị trường bất động sản trì trệ, xuất khẩu suy yếu, tiêu thụ vẫn đang là bài toán khó chưa có lời giải.
-
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng
Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ....
-
Agribank rao bán hàng trăm tỷ nợ xấu của loạt công ty thép, thế chấp bằng đất đai, nhà xưởng
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) - Chi nhánh An Phú vừa thông báo bán đấu giá toàn bộ khoản nợ trị giá hơn 360 tỷ đồng của Công ty TNHH Thép KDG Việt Nam và CTCP Đầu tư Khang Duy....
-
800 tấn quặng graphite được Agribank mang ra bán với mức giá không tưởng để thu hồi nợ
Đây tài sản thế chấp cho các khoản vay Công ty TNHH Việt Nam Carbon & Graphite và Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Lâm Ngọc tại Agribank Chi nhánh Tây Hồ.