Theo đó cuối tháng 7/2023, Công ty cổ phần Lilama 45.3 đã gửi đơn lên Tòa án Nhân dân tỉnh Gia Lai yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai, do công ty này đang nợ Lilama số tiền 31,4 tỉ đồng.
Sau đó, tòa yêu cầu trong thời hạn 15 ngày, Đức Long Gia Lai phải xuất trình các giấy tờ gồm: báo cáo tài chính ba năm gần nhất, bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán, báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục công ty mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán...
Tuy nhiên, đến tháng 9/2023 Đức Long Gia Lai mới có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM giải trình về việc chậm công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi có thông báo thụ lý đơn của TAND tỉnh Gia Lai theo quy định.
Tổng số nợ DLG phải trả cho người bán ngắn hạn.
Trước yêu cầu mở thủ tục phá sản của Công ty cổ phần Lilama 45.3, Tổng giám đốc Đức Long Gia Lai khẳng định công ty không bị mất khả năng thanh toán và có tổng tài sản gần 6.000 tỉ đồng, nguồn tài chính đủ khả năng trả nợ cho các đối tác, khách hàng, ngân hàng từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công nợ phải thu từ các đối tác.
Khoản nợ của Công ty Cổ phần Lilama 45.3 là rất nhỏ, chỉ chiếm chưa đến 0,3% (khoảng 17 tỉ đồng) tổng tài sản của công ty. Do đó, công ty không thuộc đối tượng phải áp dụng Luật Phá sản.
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét năm 2023, tính đến ngày 30/6/2023, Đức Long Gia Lai lỗ lũy kế 2.042 tỉ đồng. Vốn điều lệ gần 3.000 tỉ đồng nhưng vốn chủ sở hữu chỉ còn 1.133 tỉ đồng. Tổng nợ phải trả của công ty là 4.569 tỉ đồng, trong đó nợ vay tài chính chiếm một nửa (nợ vay tài chính ngắn hạn gần 1.172 tỉ đồng và nợ vay tài chính dài hạn 1.775 tỉ đồng).
Cụ thể, Đức Long Gia Lai ghi nhận khoản nợ phải trả người bán ngắn hạn lên 280,6 tỉ đồng, trong đó nợ Chi nhánh sông Đà 901 – CTCP sông Đà 9 gần 51 tỉ đồng, nợ CTCP Lilama 45.3 hơn 31,4 tỉ đồng, Zhejiang Fuchunjiang Equipment Co.,Ltd hơn 21 tỉ đồng, còn lại là nợ các người bán khác.
Bên cạnh đó, Đức Long Gia Lai còn ghi nhận khoản nợ ngắn hạn ngân hàng hơn 1.030 tỉ đồng. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn chưa thanh toán với số tiền hơn 1.035 tỉ đồng.
-
Một doanh nghiệp niêm yết trên sàn HoSE bị yêu cầu mở thủ tục phá sản
Tập đoàn Đức Long Gia Lai (mã chứng khoán DLG) vừa công bố thông tin bất thường về việc Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
-
Doanh nghiệp ông Trần Bá Dương trả HAGL hơn 1.000 tỷ đồng để thanh toán nợ trái phiếu
Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán HAG) vừa báo cáo về việc trả bớt nợ trái phiếu phát hành năm 2016.
-
"Gồng lỗ” lũy kế hơn 2.500 tỷ, cổ phiếu đối diện nguy cơ bị hủy niêm yết, "cây đũa thần" nào đã giúp doanh nghiệp này “hồi sinh”?
Từng chìm sâu trong khó khăn với khoản lỗ lũy kế vượt 2.500 tỷ đồng, cổ phiếu bị cảnh báo nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc, Đức Long Gia Lai bất ngờ tạo cú sốc khi công bố đã tất toán toàn bộ khoản nợ tại Sacombank với số tiền hơn 650 tỷ...
-
Một doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm về thuế, có tình tiết tăng nặng
Ngày 29/12, Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) do ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) làm chủ tịch HĐQT thông báo việc đã nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính từ Cục Thuế tỉnh Gia Lai.