Mới đây, Tổng Công ty Phát điện 3 (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương và UBND tỉnh Ninh Bình xem xét, chấp thuận đưa dự án nhà máy điện linh hoạt công suất 1.200 MW tại Ninh Bình vào kế hoạch, quy hoạch điện VIII, thay thế nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, theo báo Lao Động.
Theo Tổng Công ty Phát điện 3, tỉnh Ninh Bình có vị trí nằm gần trung tâm phụ tải miền Bắc, do đó, việc đặt nguồn linh hoạt tại tỉnh này là phù hợp với tiêu chí quy hoạch nguồn điện cân đối vùng miền, giảm truyền tải xa, giảm tổn thất truyền tải điện và các tiêu chí lựa chọn dự án theo kế hoạch triển khai quy hoạch điện VIII.
Trên cơ sở hồ sơ đề án nghiên cứu phát triển dự án nhà máy điện linh hoạt do Viện Năng lượng lập tháng 11/2023, dự án nhà máy điện linh hoạt công suất 1.200 MW tại Ninh Bình sẽ được xây dựng tại Trung tâm năng lượng thuộc xã Kim Đông (huyện Kim Sơn, Ninh Bình), cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 45 km.
Được biết, diện tích sử dụng đất khoảng 78,6 ha. Trong đó, nhà máy có diện tích khoảng 17,6 ha (gồm sân phân phối và trạm biến áp); 61 ha phần diện tích hướng tuyến đường dây đấu nối và hành lang an toàn đấu nối về TBA 220 kV Nghĩa Hưng (Nam Định).
Quy mô dự án công suất đạt 1.200 MW giai đoạn sau năm 2030, sản lượng điện hàng năm khoảng 2.564 GWh, sử dụng công nghệ động cơ đốt trong pit-tông RICE.
Dự án này có tổng mức đầu tư khoảng 24.871 tỷ đồng, doanh thu vận hành hàng năm ước đạt gần 14.000 tỷ đồng; nộp ngân sách Nhà nước bình quân hàng năm khoảng 555 tỷ đồng.
Tổng Công ty Phát điện 3 làm việc với Tập đoàn Wartsila (Phần Lan) về đề xuất triển khai dự án nhà máy điện linh hoạt tại tỉnh Ninh Bình
Trước đó, tháng 8/2023, Tập đoàn Wartsila (Phần Lan) đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Ninh Bình về đề xuất dự án nhà máy điện linh hoạt ICE công suất 300 MW trên địa bàn tỉnh này.
Nhà máy điện linh hoạt ICE dự kiến gồm 17 tổ máy ICE với tổng vốn đầu tư khoảng 5.600 tỷ đồng. Địa điểm xây dựng nhà máy đặt tại xã Kim Đông, huyện Kim Sơn với diện tích xây dựng là 22 ha.
Nhà máy mới sẽ sử dụng nhiên liệu sạch và bền vững (LNG và hydrogen trong tương lai) với vị trí địa điểm cách xa khu dân cư, không ảnh hưởng tới đời sống và phát triển du lịch của địa phương.
Đề xuất dừng nhà máy nhiệt điện Ninh Bình
Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình được xây dựng và đi vào vận hành tổ máy đầu tiên từ năm 1974, hiện công nghệ cũ, lạc hậu, công suất nhỏ, hoạt động của cảng và các đường dây xuất tuyến ảnh hưởng đến cảnh quan, kiến trúc, quy hoạch đô thị Ninh Bình.
Đề xuất dừng nhà máy nhiệt điện Ninh Bình
Tỉnh Ninh Bình đề xuất có lộ trình sớm dừng hoạt động để thực hiện quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 28/7/2014.
Tháng 5.2022, UBND tỉnh Ninh Bình đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và đề nghị tập đoàn không tiếp tục đầu tư nâng cấp nhà máy nhiệt điện Ninh Bình.
Đồng thời, xem xét, thống nhất với tỉnh về phương án dừng hoạt động của nhà máy. Nghiên cứu phát triển dự án điện khí LNG hoặc dự án năng lượng công nghệ sạch ở vị trí khác trên địa bàn để thay thế cho Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình khi ngừng hoạt động.
Tỉnh Ninh Bình thuộc vùng đồng bằng sông Hồng dù chỉ hai huyện có địa hình bằng phẳng. Tỉnh nằm giữa ba vùng kinh tế là Hà Nội, duyên hải Bắc Bộ và duyên hải miền Trung. Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi quy hoạch gồm toàn bộ phần đất liền và không gian biển của Ninh Bình. Theo quyết định, đến năm 2035, Ninh Bình dự kiến trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo; là trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản, đi đầu cả nước về công nghiệp cơ khí giao thông. Về phương hướng phát triển các ngành quan trọng, trong đó với ngành công nghiệp - xây dựng, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo hướng đẩy mạnh các nhóm ngành, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn… Với ngành dịch vụ, quy hoạch xác định du lịch, xây dựng và phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình là ngành kinh tế mũi nhọn, có thương hiệu và hình ảnh riêng gắn với tiềm năng, giá trị Cố đô Hoa Lư và Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An. |
-
Phó Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Wartsila cần tính toán đầy đủ về chi phí đầu tư hạ tầng, phương án mua khí, phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo đi kèm, giá thành sản xuất… phù hợp với thị trường Việt Nam.
-
Ninh Bình sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
“Khai tử” dự án xử lý rác thải, phát điện vốn đầu tư 45 triệu USD tại Hải Dương
UBND tỉnh Hải Dương vừa chấm dứt hoạt động dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, phát điện với tổng mức đầu tư 45 triệu USD, có thể xử lý 500 tấn rác thải sinh hoạt/ngày. Lý do là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng....
-
Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà có phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất?
Hệ thống sản xuất điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được xác định là thiết bị công nghệ gắn vào công trình xây dựng đối với trường hợp là nhà ở của hộ gia đình; công sở, công trình được xác định là tài sản công....
-
Bước tiến pháp lý mới tại dự án điện khí 54.000 tỷ đồng của Tập đoàn T&T ở Quảng Trị
Dự án này do tổ hợp nhà đầu tư gồm Tập đoàn T&T Group và 3 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc là HANWHA - KOSPO - KOGAS làm chủ đầu tư tại xã Hải An, huyện Hải Lăng, Quảng Trị với tổng vốn gần 54.000 tỷ đồng....