Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình đã có buổi làm việc với Tập đoàn Wartsila Phần Lan về đề xuất xây dựng dự án Nhà máy điện linh hoạt ICE công suất 300 MW trên địa bàn tỉnh này.
Nhà máy điện linh hoạt ICE dự kiến gồm 17 tổ máy ICE với tổng vốn đầu tư khoảng 5.600 tỷ đồng. Địa điểm xây dựng nhà máy đặt tại xã Kim Đông, huyện Kim Sơn với diện tích xây dựng là 22 ha. Dự án đi vào hoạt động dự kiến hằng năm đóng góp vào ngân sách địa phương khoảng 180 tỷ đồng. Nếu mở rộng công suất lên 1.500 MW thì tỷ lệ nộp ngân sách sẽ tăng tương ứng.
Theo đó, nhà máy mới sẽ sử dụng nhiên liệu sạch và bền vững (khí LNG và hydrogen trong tương lai) với vị trí địa điểm cách xa khu dân cư, không ảnh hưởng tới đời sống và phát triển du lịch của địa phương.
Wartsila đề xuất đầu tư nhà máy điện động cơ đốt trong linh hoạt ICE ở Ninh Bình
Được biết, Wartsila đã xây dựng hơn 5.000 nhà máy điện với 12.000 tổ máy ICE có tổng công suất 76.000 MW tại 180 nước trên thế giới.
Các nhà máy điện động cơ ICE của Wartsila được thiết kế theo mô-đun và có thể được xây dựng nhanh chóng (chỉ trong vòng 12-15 tháng), giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng một cách hiệu quả. Đồng thời có độ linh hoạt cao khi có thể hòa lưới trong vòng chưa đầy 30 giây kể từ khi khởi động và có thể đạt đầy tải trong vòng chưa đầy 2 phút.
Tập đoàn Wartsila cho biết, nhà máy điện động cơ ICE có hệ thống quan trắc khí thải tự động, hệ thống làm mát tuần hoàn không tiêu thụ nước, đáp ứng các tiêu chuẩn phát thải quốc tế cũng như của Việt Nam.
Với đề xuất trên của Wartsila, ông Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho rằng Ninh Bình định hướng phát triển theo hướng xanh và bền vững, dựa trên nền tảng lịch sử, văn hóa và thiên nhiên. Trong Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình, Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình hiện nay sẽ phải sớm dừng hoạt động, đóng cửa. Do vậy, Wartsila có thể sẽ phối hợp với Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình nghiên cứu, có giải pháp thay thế, để bảo đảm an ninh năng lượng cho quốc gia cũng như khu vực.
Tuy nhiên, vị trí đặt nhà máy cần phải tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo hợp lý, hài hòa các lợi ích, đại diện phía Việt Nam yêu cầu.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc đề nghị phía Tập đoàn Wartsila cung cấp thêm các thông tin về dự án, đặc biệt là các giải pháp bảo vệ môi trường đi cùng với việc xây dựng và vận hành nhà máy; hướng phát triển, cung cấp năng lượng bền vững trong dài hạn.
-
Hàn Quốc sẽ “bơm” vốn cho 2 dự án điện khí LNG 3,000 MW tại Long An
Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc cam kết hỗ trợ tài chínhcho dự án Nhà máy điện LNG Long An 3.000 MW củaVinacapital và GS Energy.




-
Một khu vực của Hà Tĩnh được đề xuất là nơi dự phòng xây nhà máy điện hạt nhân
Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) đề xuất xem xét vị trí ở xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh làm địa điểm dự phòng cho trường hợp không thể phát triển nguồn điện hạt nhân tại vị trí Ninh Thuận....
-
Việt Nam “chốt đơn” ít nhất 3 điểm xây nhà máy điện hạt nhân, Ninh Thuận chỉ là khởi đầu
Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, sẽ phát triển điện hạt nhân tập trung, quy mô nhỏ trên cả nước. Nên trong quy hoạch lần này, ngoài Ninh Thuận phải có 3 trong 8 điểm đã được xác định có thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân....
-
Tổng Giám đốc REE: Có dự án điện rác 3 năm vẫn chưa được thông qua, khó khăn nhất nằm ở quy trình cấp phép
Theo bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Tổng Giám đốc Công ty Cơ điện lạnh (REE), việc khó khăn nhất hiện nay là quy trình cấp phép. REE có dự án xử lý rác, tận dụng nhiệt để phát điện ở một số địa phương, nhưng 3 năm vẫn chưa thông qua được....