Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Công văn số 3770/UBND-XD về việc tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh này.
Thừa Thiên Huế yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan tăng cường các biện pháp quản lý công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Đồng thời, chủ động xây dựng và triển khai có hiệu quả phương án bảo đảm an ninh, trật tự tại các phiên đấu giá; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tình trạng một số đối tượng lạ mặt xuất hiện tại các phiên đấu giá, có dấu hiệu bảo kê, đe dọa, can thiệp vào quá trình đấu giá; xác định đúng thành phần được vào khu vực đấu giá, không để đối tượng xấu lợi dụng gây mất an ninh trật tự.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động có văn bản thông báo chấm dứt hiệu lực giấy phép khai thác đối với các mỏ hết hạn đến các đơn vị, địa phương nơi mỏ hoạt động.
Các đơn vị khai thác phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật hiện hành, trong đó có công tác đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai khi giấy phép khai thác khoáng sản hết hiệu lực.
UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế được giao chỉ đạo UBND cấp xã nơi có mỏ tăng cường kiểm tra và thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trong khu vực; ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp khai thác trái phép trên địa bàn tỉnh.
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cũng yêu cầu thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về việc lắp đặt camera giám sát và trạm cân tại các khu vực mỏ; thông báo công khai giấy phép khai thác cho UBND cấp xã để giám sát việc chấp hành khai thác đúng quy định; tham mưu, báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định dừng khai thác đối với các mỏ chưa thực hiện đúng quy định.
Bên cạnh đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm đối với các hành vi liên quan hoạt động khai thác khoáng sản của doanh nghiệp.
Sở Công Thương được giao làm việc với Công ty Điện lực tỉnh Thừa Thiên Huế để phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường khảo sát địa hình khu vực được đưa vào khai thác khoáng sản để nghiên cứu, tính toán bố trí cung cấp lưới điện phục vụ việc lắp đặt trạm cân, camera giám sát của doanh nghiệp.
Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu biện pháp quản lý việc xuất hóa đơn cung cấp vật liệu khoáng sản cho các công trình lớn để quản lý tình trạng kéo dài việc xuất hóa đơn, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc kiểm soát nguồn khoáng sản, gây thất thoát tài nguyên, thất thu thuế.
Theo Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam.
Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu, là một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao…
-
Thừa Thiên Huế vừa điều chỉnh nội dung gì trong đồ án quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Phú Bài?
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn I, II, III, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
-
Đề xuất loạt khu đất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án tại Thừa Thiên Huế
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Tờ trình số 12190/TTr-UBND đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết phê duyệt danh mục các khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế...
-
Có gì đặc biệt trong quy hoạch khu đô thị hơn 185ha, quy mô 20.000 người ở Thừa Thiên Huế?
Khu đô thị phía Bắc, phường Hương An, Hương Sơ, Hương Vinh (TP. Huế) và xã Hương Toàn (Hương Trà) có diện tích hơn 185 ha, quy mô dân số 20.000 người.