Đó là cảnh báo của kiến trúc sư Đoàn Bắc, Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp vừa và nhỏ, xuất phát từ nhận định về cách quản lý nhiều bất cập vừa gây lãng phí của công vừa tiềm ẩn nguy hiểm cho những người dân sinh sống tại các biệt thự cũ hiện nay trên địa bàn TP, nhất là sau sự kiện một biệt thự cũ trên phố Trần Hưng Đạo đổ sập gây thương vong mới đây.
Kiến trúc sư (KTS) Đoàn Bắc nhấn mạnh: “Nếu chính quyền không có giải pháp kịp thời, nhanh chóng thì sẽ có nhiều biệt thự cho thuê đang ở trong tình trạng xuống cấp sẽ đổ sập nay mai”.
Biệt thự cũ ở Hà Nội
Quản lý biệt thự còn lỏng lẻo, lãng phí
Theo báo cáo của UBND TP.Hà Nội, trên địa bàn hiện có 970 biệt thự, trong đó 752 nhà thuộc nhóm đạt tiêu chí bảo tồn cần được đưa vào danh mục quản lý, 22 nhà không phải biệt thự, 15 nhà xuống cấp, 8 nhà bị phá dỡ trái quy định...
UBND TP cũng đưa 207 biệt thự thuộc sở hữu nhà nước vào diện không được bán. Đặc biệt, khu vực phố cũ Hà Nội có tổng cộng 1.253 biệt thự nằm trong danh mục biệt thự Pháp có giá trị, trong đó xếp nhóm 1 (giá trị đặc biệt) có 225 biệt thự, xếp nhóm 2 (giá trị đáng chú ý) có 382 biệt thự, xếp nhóm 3 (giá trị trung bình) có 646 biệt thự.
Trong số 225 biệt thự xếp nhóm 1 xây dựng từ trước năm 1954 thì quận Ba Đình có 115 biệt thự, quận Hoàn Kiếm có 86 biệt thự, quận Hai Bà Trưng có 21 biệt thự, quận Tây Hồ có 3 biệt thự.
Đối với biệt thự cũ xây dựng trước năm 1954 thì việc bảo tồn được thực hiện theo quy định của Quy chế quản lý và sử dụng nhà biệt thự được xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn TP.
Sau năm 1990, kinh tế phát triển kèm theo giá bất động sản tăng cao, TP đã mở cuộc tổng điều tra, đo vẽ và lập hồ sơ hiện trạng hầu hết các biệt thự là nhà công cũng như tư để quản lý. Tuy nhiên, sau khi được đánh giá toàn diện các biệt thự thì chủ yếu chỉ để thu tiền thuê nhà, hóa giá bán nhà cho cư dân cũ. Chỉ một số biệt thự được sửa chữa cẩn thận.
Đến những năm 2000, Hà Nội một lần nữa tổng điều tra, nghiên cứu và đánh giá xếp hạng lịch sử cho các biệt thự. Những căn nào “có số có má” thì được đưa vào diện quy hoạch “treo” về di sản kiểu như nhà cổ Đường Lâm.
Vào dịp năm 2010 đã rộ lên chủ trương đền bù, thu hoặc mua lại các biệt thự này để chuyển đổi chức năng và qua đó đầu tư để cải tạo, tu bổ toàn diện “di sản”. Nhưng sau Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, đến giờ vẫn chỉ… họp và họp mà thôi.
Trước thực trạng đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP đã nhiều lần kiến nghị lên TP về các vấn đề liên quan đến các biệt thự cũ nhưng KTS Đoàn Bắc cho biết: “Lãnh đạo TP còn phải chờ chủ trương của trên vì việc này phức tạp, phải họp liên ngành và trình. Chuyện bảo tồn di sản thì phải đợi ý kiến của cơ quan quản lý văn hóa” trong khi “tính mạng” của các biệt thự và cả của những người dân sinh sống ở đây đang trong tình trạng “nguy kịch”.
Vẫn “lùng bùng” tiêu chí phân loại biệt thự
Tại Hội thảo “Tìm giải pháp quản lý biệt thự Hà Nội” được tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn nhấn mạnh, cần đặc biệt quan tâm tới tiêu chí xác định, phân loại nhà biệt thự, phải đưa ra danh mục cụ thể cái nào được bán, cái nào cần giữ lại. Khi xác định được giá trị phải có giải pháp cụ thể để bảo tồn…
Đa số các biệt thự cần bảo tồn đều nằm ở những vị trí nhạy cảm, chính vì vậy các chuyên gia về kiến trúc và xây dựng của TP đều cho rằng nếu bán thì cũng phải quản lý, cải tạo như thế nào để phù hợp với quy hoạch, kiến trúc của toàn khu vực.
Chính Chủ tịch UNBD TP Nguyễn Thế Thảo cũng khẳng định, cùng với việc xác định tiêu chí, phân loại các biệt thự, phải có kế hoạch quản lý, bảo tồn cũng như đưa ra cơ chế cụ thể. Quy chế quản lý phải chi tiết, đặc biệt là về trách nhiệm của cơ quan, đơn vị quản lý, chủ sở hữu, người sử dụng.
Trong khi đó, đại biểu Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội cho rằng, UBND TP loại 312 biệt thự khỏi Nghị quyết 18 là trái thẩm quyền. Một số trường hợp cụ thể như ở 52 Ngũ Xá, 333 Hoàng Hoa Thám, 38 Hoàng Hoa Thám đều còn nguyên trạng nhưng trong báo cáo lại đánh giá “biến dạng hoàn toàn” là không đúng sự thật.
Vì vậy, TP.Hà Nội đã có yêu cầu Thanh tra TP thanh tra toàn diện việc liên ngành đề xuất UBND TP xác định 312 biệt thự tại Quyết định 7177 của UBND TP, trong đó có 218 biệt thự thuộc danh mục của Đề án quản lý nhà biệt thự trên địa bàn TP không thuộc đối tượng quản lý, sử dụng theo Quy chế và quản lý, sử dụng nhà biệt thự được xây dựng trước năm 1954.
Hôm qua (23/9), Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã có văn bản về việc yêu cầu UBND TP. Hà Nội giải quyết sự cố công trình biệt thự 107 Trần Hưng Đạo; đồng thời yêu cầu rà soát các công trình xây dựng có dấu hiệu nguy hiểm hoặc hết niên hạn sử dụng trong cả nước. |
Tuấn Ngọc - Sơn Bình (Pháp luật VN)
VIP
Nhà giá rẻ Quận 10 P.12 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu HC đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP
Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP
SHOPHOUSE TẦNG ĐẾ. SHOPEHOUSE DỰ ÁN VUNG TAU CENTRE POINT
12 tỷ 500 triệu- 207m2
Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu
Hôm nay
0939868***
VIP
Shophouse vị trí đắt địa ngay KCN Tân Hương
2 tỷ 300 triệu- 86m2
Châu Thành, Tiền Giang
Hôm nay
0356020***
VIP
SUN PONTE RESIDENCE MẶT SÔNG HÀN VỚI GIÁ & CSBH CỰC KỲ ƯU ĐÃI
Thương lượng- 60m2
Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
Hôm nay
0922156***
VIP
Nhà phố căn góc 2 mặt tiền, shophouse mặt tiền 25m Quận 12 cam kết lợi nhuận 50%
9 tỷ 100 triệu- 0m2
Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0931000***
VIP
Top nhà vị trí đẹp 3 x 10m 1 trệt 4 lầu Nguyễn Thiện Thuật Q3 TP.HCM
6 tỷ 900 triệu- 30m2
Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0817409***
VIP
KHU BIỆT THỰ ĐẲNG CẤP THỨ TRƯỞNG PHỐ ĐỐC NGỮ- BA ĐÌNH- NHÀ LÔ GÓC 3 THOÁNG
37 tỷ 500 triệu- 116m2
Ba Đình, Hà Nội
Hôm nay
0979531***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.