23/12/2020 5:39 PM
CafeLand - Kinh tế thế giới 2020 chứng kiến những khó khăn chưa từng có do đại dịch toàn cầu Covid-19. Kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, IMF cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 2,4% trong năm 2020. Mức tăng trưởng tuy thấp nhưng vẫn thuộc mức hàng đầu so với tình hình chung của các nước trên thế giới.

Tốc độ tăng trưởng giảm vẫn những khởi sắc so với thế giới

Theo báo cáo tổng kết quý III/2020 của Tổng cục thống kê, GDP 9 tháng tăng 2,12% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,62%), là mức tăng thấp nhất của 9 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,84%, đóng góp 13,62% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,08%, đóng góp 58,35%; khu vực dịch vụ tăng 1,37%, đóng góp 28,03%.

Tính chung 11 tháng năm 2020, Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 9,3% của cùng kỳ năm 2019. Riêng tháng 11/2020, chỉ số IPP tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước.

Hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng tiếp tục xu hướng tăng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10/2020 ước tính đạt 450,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát tăng

Lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng năm 2020 tăng 2,43% so với bình quân cùng kỳ năm 2019. Lạm phát cơ bản tháng 11/2020 tăng 0,03% so với tháng trước và tăng 1,61% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng năm 2020 tăng 3,51% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 11/2020 giảm 0,01% so với tháng trước, tăng 0,08% so với tháng 12/2019 và tăng 1,48% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, nổi bật với sự giảm giá của nhóm giao thông (giảm nhiều nhất với 0,47%) do ảnh hưởng của nhiều đợt điều chỉnh giảm giá xăng; nhóm ô tô (giảm 0,45%) do các đại lý ô tô đưa ra nhiều gói ưu đãi để kích thích sức mua của người tiêu dùng.

Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng, vốn FDI giảm mạnh

Vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng đầu năm ước tính đạt 1.445,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước và bằng 34,7% GDP, mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020.

Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. Vốn đầu tư này tăng cao là do kết quả đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhằm duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt tại Việt Nam.

Tính chung 11 tháng năm 2020, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 406,8 nghìn tỷ đồng, bằng 79,3% kế hoạch năm và tăng 34% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 bằng 79,2% và tăng 7%).

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 11 tháng ước tính đạt 17,2 tỷ USD, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 5.812 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn đạt 6,5 tỷ USD, giảm 41,8%.

Đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 6,77 tỷ USD, chiếm 32% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc và Trung Quốc đứng thứ hai và ba với lần lược chiếm 15% và 8,8% tổng vốn đầu tư.

Xét theo số lượng dự án mới thì Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất (499 dự án); Trung Quốc đứng vị trí thứ hai (271 dự án); Nhật Bản đứng thứ ba (209 dự án); Singapore đứng thứ tư (173 dự án);…

NHNN nới lỏng tiền tệ, giảm lãi suất, tăng dự trữ ngoại hối

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn duy trì động thái nới lỏng tiền tệ với mức độ mạnh hơn so với 2019 khi giảm liên tiếp mức lãi suất điều hành xuống hơn 1,5 – 2%/năm trong 9 tháng đầu 2020.

Mục tiêu của Ngân hàng nhà nước (NHNN) muốn tạo điều kiện để hỗ trợ thanh khoản cho Tổ chức tín dụng (TCTD), tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN. Văn bản số 1728/QĐ-NHNN ngày 30/09/2020 quyết định mức lãi suất tái chiết khấu ở mức 2,5% và lãi suất tái cấp vốn ở mức 4%.

Sau quyết định giảm trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng về 4%/năm của NHNN, đã có thêm nhiều ngân hàng thương mại gia nhập làn sóng giảm lãi suất tiền gửi kể từ đầu năm 2020. Nhìn chung, bình quân lãi suất ở tất cả các kì hạn đều giảm so với cuối 2019, bất kể ở các ngân hàng tư nhân hay ngân hàng có vốn cổ phần nhà nước.

Nhờ sự chủ động điều chỉnh giảm lãi suất từ NHNN, hoạt động trên thị trường tiền gửi giữa các ngân hàng vẫn diễn ra sôi động trong bối cảnh dịch bệnh, duy trì doanh thu trên 50 tỷ kể từ tháng 6 đến tháng 11, ghi nhận mức thanh khoản cao.

Bên cạnh đó, tính đến hết tháng 30/12/2019, NHNN mua vào 20 tỷ USD, nâng dự trữ ngoại hối quốc gia lên gần 80 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2020 tỷ giá diễn biến khá ổn định, duy trì trong biên độ 0,2 - 0,3%. Dự trữ ngoại hối ở mức cao và cán cân thanh toán thặng dư là những điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho NHNN giữ ổn định tỷ giá.

Nợ công giảm, nợ nước ngoài tăng, nợ xấu “dềnh lên”

Tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam có xu hướng giảm, từ 63,7% năm 2016 đã giảm dần về mức 55% năm 2019, ước năm 2020 đạt 56,8%.

Nợ nước ngoài của quốc gia/GDP có xu hướng tăng đáng kể, từ mức 44,8% năm 2016 tăng lên 47,9% năm 2020. Nguyên nhân được Chính phủ đưa ra là hoạt động rút vốn và trả nợ gốc các khoản vay nước ngoài ngắn hạn của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng tăng mạnh.

Sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 còn khiến nợ xấu của các ngân hàng liên tục “dềnh lên”. Thống kê từ BCTC Hợp nhất quý III/2020 của 27 ngân hàng cho thấy, tổng nợ xấu nội bảng của những ngân hàng này tại ngày 30/9/2020 là hơn 111.000 tỷ đồng, tăng 29,5% so với đầu năm, với nợ nhóm 3 tăng mạnh 70%.

Trong số 27 ngân hàng, chỉ có 4 ngân hàng có nợ xấu nội bảng sụt giảm là SeABank, Techcombank, NCB, PGBank. Trong đó, Techcombank có nợ xấu giảm mạnh nhất, từ 3.078 tỷ đồng hồi đầu năm xuống còn 1.384 tỷ đồng vào cuối tháng 9/2020 (tức giảm tới hơn một nửa).

Đối với các ngân hàng còn lại, mặc dù xu hướng lợi nhuận tăng nhìn chung phổ biến, rủi ro từ nợ xấu ngày một lớn. Tại Vietcombank, nợ xấu tăng 36% so với đầu năm, đạt gần 7.885 tỷ đồng. Quy mô nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng hơn 4 lần lên 2.923 tỷ đồng; nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng gấp 3 lần.

  • Giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế 2021

    Giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế 2021

    Muốn phục hồi kinh tế trong bối cảnh cả cầu trong nước và ngoài nước vẫn đang suy giảm bởi tác động của dịch bệnh thì cần phải có các giải pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ hơn.

Hiếu Hiền
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Kinh tế Việt Nam 2020: Nhiều điểm sáng

    Kinh tế Việt Nam 2020: Nhiều điểm sáng

    CafeLand - Kết thúc một năm 2020 đầy khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tuy nhiên kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều điểm sáng với tốc độ tăng trưởng GDP thuộc nhóm cao nhất thế giới. Xuất siêu đạt mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp với cú hích từ...

  • 5 sự kiện bất động sản nổi bật năm 2020

    5 sự kiện bất động sản nổi bật năm 2020

    CafeLand – Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2020 có nhiều khoảng trầm do sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng vẫn ghi nhận điểm sáng khi bất động sản công nghiệp thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Cùng CafeLand điểm lại 5 sự kiện bất độ...

  • Ba dự án căn hộ khiến khách hàng khóc "cạn nước mắt” trong năm 2020

    Ba dự án căn hộ khiến khách hàng khóc "cạn nước mắt” trong năm 2020

    CafeLand – Dự án chung cư Kingstay Tower, La Bonita hay Park Vista là ba dự án tai tiếng khiến người mua phải ôm “quả đắng” trong năm 2020 vì liên quan tới hàng loạt sai phạm, chủ đầu tư bỏ trốn hoặc dính lao lý....

Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.