Phối cảnh dự án nhà xưởng Logicross Hải Phòng.
Khi hoàn thành, dự án sẽ cung cấp 88.000m2 kho xưởng, đóng góp quan trọng vào năng lực cung ứng và vận chuyển hàng hóa của khu vực.
Theo Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đưa quan điểm xác định sẽ hình thành các trung tâm dịch vụ lớn mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Trong đó, Quy hoạch chung TP.Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 cũng xác định mạng lưới logistics của Hải Phòng khoảng 2.200 - 2.500ha, gồm: Trung tâm logistics quốc tế và cấp vùng ở khu vực Đình Vũ - Cát Hải; các trung tâm logistics cấp thành phố, trung tâm logistics chuyên dụng, trung tâm logistics hỗ trợ gắn với các đầu mối giao thương chính. Ngoài ra, bố trí các khu logistics gắn với khu vực sản xuất công nghiệp, cảng sông, cảng biển và các trung tâm, đầu mối vận tải khác tại quận Hải An, Dương Kinh, huyện Kiến Thụy, An Dương, Tiên Lãng...
Hiện thành phố có 14 tuyến đường thủy nội địa quốc gia với chiều dài 265km; 17 tuyến đường thủy nội địa địa phương với chiều dài 191km; 16 cảng thủy nội địa; có Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi được quy hoạch đạt công suất 13 triệu khách và 250.000 tấn hàng hóa/năm vào năm 2030; tầm nhìn tới năm 2050 đạt 18 triệu hành khách/năm và 500.000 tấn hàng hóa/năm.
Ngoài ra, Hải Phòng còn giữ vị trí trọng yếu trong Vùng duyên hải Bắc Bộ, giao điểm của 2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và tuyến hành lang ven biển phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng, cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc.
Trên địa bàn TP.Hải Phòng hiện có 4 Trung tâm logistics, gồm 2 trung tâm đã hoạt động là Trung tâm Logistics Green; Trung tâm tiếp vận Yusen Logistics (KCN DEEP C); 2 trung tâm đang được xây dựng là Trung tâm logistics CDC (KCN DEEP C 2) và Trung tâm logistics tại KCN Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (DEEP C 3).
Những năm qua, thành phố đã đạt được nhiều thành tựu trong thu hút đầu tư, với tổng vốn FDI lũy kế đạt 28,85 tỷ USD từ 581 dự án, chiếm phần lớn trong tổng số 42,55 tỷ USD vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Riêng năm 2024, các khu công nghiệp và khu kinh tế trên địa bàn đã thu hút 2,9 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, dự kiến cả năm sẽ đạt 4,5 tỷ USD. Lĩnh vực cơ khí, máy móc chiếm tỷ trọng lớn nhất với 32%, tiếp theo là điện tử (30%) và logistics (15%). Hàn Quốc hiện là quốc gia dẫn đầu về FDI vào Hải Phòng, với tổng vốn đầu tư lên tới 11,8 tỷ USD, chiếm 45% tổng vốn, theo sau là Nhật Bản và Singapore.
-
Hải Phòng trao chứng nhận đầu tư cho 12 dự án, tổng vốn 1,8 tỷ USD
TP Hải Phòng vừa trao giấy chứng nhận đầu tư cho 12 dự án với tổng vốn 1,8 tỷ USD.
-
Hải Phòng có thêm dự án nhà máy thép 45 triệu USD, đặt tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ
Nhà máy sản xuất tôn thép Việt Pháp số 2 công suất 350.000 tấn sản phẩm tôn thép/năm được xây dựng trên tổng diện tích 75.000m2, với tổng vốn đầu tư gần 45 triệu USD cho giai đoạn 1.
-
Sắp mở bán dự án nhà phố thương mại gần 1.200 tỷ đồng tại Hải Phòng
Ngày 21/12 tới đây, Công ty TNHH tư vấn và đầu tư Tadugo sẽ mở bán dự án nhà phố thương mại Hồng Bàng Midtown, tại Khách sạn Sheraton, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, TP.Hải Phòng.
-
VinFast muốn làm khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng 316 ha ở đảo Cái Tráp, dự kiến đón 7.000 khách vãng lai mỗi ngày
VinFast muốn làm khu vui chơi giải trí, công viên, nghỉ dưỡng tại đảo Cái Tráp, huyện Cát Hải quy mô 316 ha, vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng.
-
Hải Phòng khởi công cây cầu hơn 6.200 tỉ đồng
Ngày 18/12, UBND TP.Hải Phòng khởi công cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận. Đây là dự án trọng điểm với tổng mức đầu tư 6.235 tỉ đồng, nhằm phát triển hạ tầng giao thông, cải thiện bộ mặt đô thị và kết nối hiệu quả quận Ngô Quyền với ...