Đây là tỉnh đầu tiên bàn giao mỏ cát cho nhà thầu trong bối cảnh các công trình đang phải thi công cầm chừng do thiếu cát. Mỏ cát được giao nằm trên sông Tiền thuộc xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Đồng Tháp bàn giao mỏ cát để thi công dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau
Đơn vị tiếp nhận là Tổng Công ty xây dựng số 1 - CTCP, nhà thầu thi công dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau, thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Doanh nghiệp được yêu cầu lên kế hoạch khai thác, tránh thất thoát, tiêu cực; đồng thời phải theo dõi chặt quá trình khai thác, tránh tác động môi trường.
Ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận cho biết, nhu cầu vật liệu cát đắp nền đường của tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau rất lớn (khoảng 18,46 triệu m3). Trong khi đó, nguồn vật liệu cát trong khu vực đang gặp nhiều khó khăn, chưa có giải pháp thay thế hiệu quả.
Theo ông Thi, ngoài mỏ cát được bàn giao trên, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận và các nhà thầu thi công đang phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp hoàn thiện các thủ tục theo quy định đối với bốn mỏ còn lại, với trữ lượng khai thác khoảng 2,8 triệu m3 để sớm đưa vào khai thác trong tháng 10/2023.
Đồng thời, chỉ đạo các nhà thầu thi công xây dựng kế hoạch khai thác đảm bảo an toàn, minh bạch, đúng mục tiêu và tránh thất thoát, tiêu cực trong quá trình khai thác; theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động có thể tác động đến môi trường để kịp thời điều chỉnh, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý…
Ngoài các mỏ cát tại tỉnh Đồng Tháp, hiện nay Ban quản lý dự án Mỹ Thuận đang cùng với các nhà thầu phối hợp với các sở, ngành hai tỉnh An Giang, Vĩnh Long hoàn thiện các thủ tục để khai thác nhằm sớm có thêm nguồn cát phục vụ thi công dự án, tương tự như đã và đang thực hiện tại Đồng Tháp.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, cùng với việc tăng công suất không quá 50% các mỏ đang khai thác để đảm bảo nguồn cung cho dự án trong năm 2023 là 3,3 triệu m3, tỉnh đang rà soát các mỏ mới trên địa bàn tỉnh để giới thiệu cho nhà thầu thi công nhằm đảm bảo cung ứng đủ 7 triệu m3 cho dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu các đơn vị đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác; thường xuyên theo dõi cập nhật công suất, trữ lượng khai thác cát cung ứng cho các dự án cao tốc đúng quy định.
Đồng bằng sông Cửu Long đang triển khai bốn dự án đường cao tốc gồm cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao Lãnh - An Hữu, Mỹ An - Cao Lãnh với tổng chiều dài 355km và nhu cầu cát đắp nền khoảng 53,68 triệu m3. Riêng tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài hơn 110km cần 18,1 triệu m3.
-
Tin vui về nguồn vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Qua thí điểm dùng cát biển đắp nền đường cao tốc Hậu Giang - Cà Mau, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đánh giá sơ bộ cát biển có thể thay thế cát sông làm vật liệu đắp nền đường cao tốc.







-
Tái hiện biệt thự mái ngói đỏ với hàng hiên rộng lớn giữa nông thôn thanh bình Đồng Tháp
Nằm giữa khung cảnh yên bình của Hồng Ngự, Đồng Tháp, biệt thự hiện lên như một điểm nhấn giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mái ngói đỏ truyền thống cùng những hàng hiên rộng lớn mang đến vẻ đẹp thanh lịch, hòa quyện với thiên nhiên xanh mát xung qu...
-
BẤT NGỜ: Một tỉnh miền Tây sông nước sắp có thêm 600ha đất khu công nghiệp
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa thống nhất chủ trương cho Ban Quản lý Khu kinh tế triển khai công tác lập quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp theo đề xuất của Sở Công Thương tại Công văn số 546 ngày 25/2/2025. Theo đó, hai khu công nghiệp mới với tổng diệ...
-
Tuyến cao tốc 22.000 tỷ đồng vừa được Đồng Tháp đề xuất đầu tư có gì đặc biệt?
Dự án cao tốc Dinh Bà – Cao Lãnh vừa được UBND tỉnh Đồng Tháp đề xuất đầu tư có chiều dài 68km, tổng vốn đầu tư khoảng 22.000 tỷ đồng. Dự án có vai trò quan trọng giúp kết nối mạng lưới giao thông khu vực, thúc đẩy giao thương, phát triển các khu côn...