Sở Xây dựng TP.HCM (trước đây là Sở Giao thông Công chánh) vừa có văn bản gửi Văn phòng UBND TP.HCM, báo cáo về việc giải quyết và trả lời các kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 20 HĐND TP.HCM, theo Báo Lao động.
Đáng chú ý, cử tri phường An Phú Đông (quận 12) bày tỏ sự phấn khởi khi TP.HCM đã đầu tư xây dựng cầu sắt tạm An Phú Đông nối sang quận Gò Vấp, giúp việc đi lại thuận tiện hơn cho người dân.
Tuy nhiên, sau thời gian dài khai thác, cây cầu này đã xuất hiện nhiều dấu hiệu xuống cấp. Mặt cầu bị hư hỏng nghiêm trọng do lưu lượng phương tiện lớn và tình trạng thường xuyên chở quá tải.
Trước đó, cầu sắt An Phú Đông cũng từng bị sà lan và tàu kéo va chạm, làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình, khiến người dân quan ngại về mức độ an toàn khi lưu thông qua đây. Vì vậy, người dân kiến nghị thành phố sớm triển khai xây dựng một cây cầu kiên cố thay thế để đảm bảo an toàn giao thông lâu dài.
TP.HCM lên kế hoạch xây cầu nối An Phú Đông - quận 12 và Bình Thạnh
Phản hồi ý kiến này, Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, trước đây đã có một nhà đầu tư đề xuất dự án xây dựng cầu Vàm Thuật bắc qua sông Vàm Thuật, kết nối phường An Phú Đông, quận 12 với phường 13, quận Bình Thạnh theo hình thức đối tác công tư (PPP), nhưng sau đó đã rút lui.
Đến năm 2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư (nay là Sở Tài chính) đã đề xuất đưa dự án cầu Vàm Thuật vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của thành phố và được UBND TP.HCM chấp thuận.
Hiện nay, TP.HCM đang tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm đến dự án này.
Bên cạnh đó, UBND TP.HCM cũng giao Sở Xây dựng phối hợp với các đơn vị liên quan lập hồ sơ đề xuất dự án xây dựng cầu Vàm Thuật, đồng thời nghiên cứu phương án nâng cấp, mở rộng tuyến đường Vườn Lài, quận 12 để đồng bộ hạ tầng giao thông khu vực.
HIện Sở Xây dựng TP.HCM đang phối hợp với Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, UBND quận 12 và UBND quận Bình Thạnh để lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Dự kiến, hồ sơ sẽ được trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương đầu tư trong năm 2025.
Theo phương án đề xuất, cầu Vàm Thuật sẽ được xây dựng bằng bê tông cốt thép với quy mô vĩnh cửu. Mặt cầu rộng từ 16-20m, đủ cho 4 làn xe lưu thông.
Cây cầu này sẽ kết nối trực tiếp từ đường Đặng Thùy Trâm, quận Bình Thạnh sang phía An Phú Đông, quận 12. Tổng mức đầu tư dự án ước tính khoảng 1.136 tỷ đồng.
-
Quận 8 và Bình Thạnh sắp "thay da đổi thịt" với hai dự án hơn 16.000 tỷ đồng
TP.HCM đang triển khai hai dự án lớn nhằm cải thiện môi trường và chỉnh trang đô thị, đó là cải tạo bờ Bắc kênh Đôi (Quận 8) và rạch Văn Thánh (Quận Bình Thạnh), với tổng vốn đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng.
-
Đường Chu Văn An tại quận Bình Thạnh sẽ được nâng cấp, mở rộng lên gấp 4 lần
Sáng ngày 27/2, UBND quận Bình Thạnh, TP.HCM đã khởi công dự án nâng cấp và mở rộng đường Chu Văn An. Đây là một trong những dự án trọng điểm nhằm chỉnh trang đô thị, giảm thiểu tình trạng kẹt xe và ngập nước kéo dài trong khu vực.
-
TP.HCM: Xây dựng cầu tạm An Phú Đông vượt sông Vàm Thuật vào quý 2/2019
CafeLand – Theo nguồn tin riêng của CafeLand, dự kiến dự án Xây dựng cầu tạm (kết cấu thép) An Phú Đông vượt sông Vàm Thuật, kết nối phường 5, quận Gò vấp với phường An Phú Đông, Quận 12 sẽ được khởi công xây dựng trong quý 2/2019 và hoàn thành vào quý 3/2019.








-
Đường Võ Văn Kiệt dự kiến nối dài thêm 14,6km, xây dựng 6 cầu vượt sông
Ngày 16/5, Sở Xây dựng TP.HCM đã có báo cáo chi tiết về kế hoạch triển khai dự án nối dài tuyến đường Võ Văn Kiệt thêm 14,6km, bắt đầu từ Quốc lộ 1 đến ranh giới tỉnh Long An. Đây là dự án hạ tầng quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược ph...
-
Sẽ áp dụng hình thức công trình xây dựng khẩn cấp cho cao tốc TP.HCM – Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 4279/VPCP-CN gửi Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà liên quan đến đề xuất của VEC về việc triển kha...
-
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được: “Chiếc áo” cho doanh nghiệp nhà nước đã chật
Theo đồng chí Nguyễn Văn Được, “chiếc áo” của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện đã chật chội, nhiều tầng nấc, khó quản lý. Vì vậy, cần thay "áo mới” tái cơ cấu để mở không gian phát triển mới, chống lãng phí, trong đó nghiên cứu các mô hình hoạt động...