UBND TP.HCM vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án quản lý, hỗ trợ nhà ở riêng lẻ hiện cho thuê để ở trên địa bàn thành phố.
Theo số liệu khảo sát năm 2024 do UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức cung cấp, TP.HCM hiện có gần 60.000 công trình nhà ở riêng lẻ có mục đích cho thuê để ở, với hơn 629.000 phòng. Trong đó, nhà trọ độc lập có 277.540 phòng, có thể đáp ứng chỗ ở cho khoảng 709.465 người. Nhà ở riêng lẻ kết hợp cho thuê trọ có 351.543 phòng, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 904.524 người.
Đáng chú ý, Đề án quản lý, hỗ trợ nhà ở riêng lẻ hiện cho thuê để ở trên địa bàn TP.HCM có đề cập đến chính sách về hỗ trợ tiền điện, nước cho các phòng trọ, nhà trọ riêng lẻ.
Người thuê trọ tại TP.HCM xài giá điện sinh hoạt 2.271 đồng/kWh
Cụ thể, TP.HCM sẽ tính giá điện, nước cho người thuê nhà trọ theo đơn giá điện nước sinh hoạt do Nhà nước ban hành. Người thuê trọ sẽ được áp dụng mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 3 là 2.271 đồng/kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại đồng hồ điện của chủ nhà (trong điều kiện người thuê trọ có xuất trình sổ tạm trú hoặc xác nhận cư trú của cơ quan Công an).
Theo quy định hiện nay, sinh viên, người lao động thuê nhà tại TP.HCM, nếu hợp đồng thuê có thời hạn trên 12 tháng, chủ nhà sẽ là người đứng tên ký hợp đồng mua bán điện với ngành điện lực. Khi đó, sinh viên, người lao động sẽ trả tiền điện theo định mức giá nhà nước quy định.
Với hợp đồng thuê nhà dưới 12 tháng và nếu chủ nhà không kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện, toàn bộ lượng điện tiêu thụ sẽ áp dụng theo mức giá sinh hoạt bậc 3.
Ngoài ra, TP.HCM cũng yêu cầu các phường, xã thường xuyên tổ chức kiểm tra các chủ nhà trọ về việc tính giá tiền điện cho người thuê, đảm bảo tính đúng theo mức giá được quy định, không được thu thêm phần giá chênh lệch.
Quy định này sẽ siết chặt tình trạng tự ý nâng giá điện của các chủ trọ, đồng thời bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người thuê nhà.
Theo Quyết định 2699 của Bộ Công Thương về quy định giá bán điện, giá bán lẻ điện sinh hoạt tại TP.HCM hiện được chia thành 6 bậc.
Cụ thể, bậc 1 từ 0 - 50kWh sẽ có giá 1.893 đồng/kWh; bậc 2 từ 51 - 100kWh có giá 1.956 đồng/kWh; bậc 3 từ 101 - 200kWh có giá 2.271 đồng/kWh.
Bậc 4 từ 201 - 300kWh có giá là 2.860 đồng/kWh; bậc 5 từ 301 - 400kWh có giá 3.197 đồng/kWh; bậc 6 áp dụng từ 401kWh trở lên có giá cao nhất là 3.302 đồng/kWh.
Giá điện dành cho hoạt động kinh doanh - áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng điện áp dưới 6kW - dao động 1.830 đến 5.174 đồng/kWh. Mức giá kinh doanh thường cao hơn giá sinh hoạt do yêu cầu ổn định nguồn điện và công suất lớn hơn.
Thực tế những năm qua, mức giá điện, nước cho thuê trọ đã được quy định khá rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều người thuê trọ đang phải trả tiền điện từ 3.500-5.000 đồng/kWh.
Mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã công bố quyết định về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó, từ ngày 10/5, giá bán lẻ điện bình quân sẽ tăng lên 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,8%, tăng hơn 100 đồng so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
Như vậy, từ đầu năm 2023, EVN đã 4 lần điều chỉnh giá điện và thực hiện trong thẩm quyền, với mức tăng 3%, 4,5% và 4,8%, và lần này tiếp tục ở mức 4,8%. Tính từ năm 2023 trở lại đây, giá điện đã tăng tới hơn 17%.
Đối với các khách hàng điện sinh hoạt hiện được chia làm 6 bậc thang, nên việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân được EVN tính toán là sẽ làm tăng thêm tiền điện phải trả từ 4.550 đồng đến hơn 65.000 đồng, tùy theo mức sử dụng.
Cụ thể, đối với các hộ sử dụng điện dưới 50 kWh, tiền điện tăng thêm khoảng 4.550 đồng/hộ/tháng.
Các hộ sử dụng từ 51 kWh - 100 kWh, mức tăng tiền điện khoảng 9.250 đồng/hộ/tháng.
Các hộ dân sử dụng từ 101 kWh - 200 kWh (đang là nhóm khách hàng lớn nhất), mức tăng tiền điện khoảng 20.150 đồng/hộ/tháng.
Các hộ sử dụng điện từ 201 kWh - 300 kWh, mức tăng tiền điện khoảng 33.950 đồng/hộ/tháng.
Các hộ sử dụng điện từ 301- 400 kWh, mức tăng tiền điện khoảng 49.250 đồng/hộ/tháng.
Đối với các hộ sử dụng điện từ 400 kWh trở lên, mức tăng tiền điện khoảng 65.050 đồng/hộ/tháng.
-
Từ ngày 10/5, người dân và doanh nghiệp phải trả thêm bao nhiêu tiền điện mỗi tháng?
Từ ngày 10/5, mức giá bán lẻ điện bình quân sau khi điều chỉnh là 2.204,06 đồng/kWh. Đối với các hộ dân sử dụng điện sinh hoạt, mỗi hộ trong 1 tháng sẽ trả thêm từ 4.550 đồng đến hơn 65.050 đồng, tùy theo mức sử dụng.
-
Giá điện tăng 4,8% lên hơn 2.200 đồng/kWh từ ngày 10/5
Từ ngày 10/5, giá điện sẽ được điều chỉnh tăng thêm hơn 100,94 đồng/kWh, lên hơn 2.200 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT).
-
Biết nhà trọ chưa đủ điều kiện PCCC, người nghèo vẫn 'liều mình' thuê
Dù nhận thức được những rủi ro cháy nổ luôn rình rập, nhiều người lao động, sinh viên vẫn đang phải sống tạm bợ trong những khu nhà trọ không đảm bảo an toàn PCCC...
-
Hơn 15.500 người thuê trọ ở TP.HCM cần biết thông tin này
Hiện toàn thành phố còn 1.046 cơ sở với 9.570 phòng trọ còn tồn tại vi phạm về phòng cháy chữa cháy, những nơi này có trên 15.500 người đang thuê trọ.
-
Chủ nhà thu tiền điện của người thuê trọ với giá cao: Có bị xử phạt?
Hiện tại, giá điện sinh hoạt mà công ty điện lực bán cho người dân tương đối thấp; thế nhưng nhiều chủ nhà thu tiền điện của người thuê trọ với giá rất cao (gấp 3 đến 4 lần giá do nhà nước quy định).








-
Quận 8 và Bình Thạnh sắp "thay da đổi thịt" với hai dự án hơn 16.000 tỷ đồng
TP.HCM đang triển khai hai dự án lớn nhằm cải thiện môi trường và chỉnh trang đô thị, đó là cải tạo bờ Bắc kênh Đôi (Quận 8) và rạch Văn Thánh (Quận Bình Thạnh), với tổng vốn đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng....
-
Danh sách và lộ trình đầu tư 14 khu công nghiệp mới với diện tích 3.833 ha tại TP.HCM
TP.HCM dự kiến đầu tư 14 khu công nghiệp mới với tổng diện tích 3.833 ha. Trong đó, giai đoạn 2025 - 2027, đầu tư 4 khu công nghiệp là Phạm Văn Hai I, Phạm Văn Hai II, Vĩnh Lộc 3 và Nhị Xuân.
-
Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'
Làn sóng nhà hàng, chuỗi cửa hàng bán lẻ bỏ mặt bằng tháo chạy dù đang làm ăn tốt cho thấy thực trạng giá mặt bằng bán lẻ ở TP.HCM tăng phi mã không có điểm dừng.