Ngày 30/10, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa liên bang Ðức tại Việt Nam Helga Margarete Barth, đã có buổi làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định liên quan đến dự án điện gió ngoài khơi tỉnh này, do Tập đoàn PNE (Đức) đầu tư với tổng vốn 4,6 tỷ USD.
Trao đổi tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng cho biết, địa phương có cả vùng núi, sông, đồng bằng và một vùng biển rộng lớn; hệ thống giao thông khá đồng bộ với đường sắt, đường bộ, đường biển, đường hàng không.
Trong đó, Cảng Quy Nhơn là một trong những cảng biển lớn của Việt Nam, hiện xuất khẩu qua hơn 80 quốc gia trên thế giới; còn Cảng hàng không Phù Cát đang đầu tư nâng cấp thành sân bay quốc tế…
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa liên bang Ðức tại Việt Nam làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Định
Hiện nay, tỉnh Bình Định có 91 dự án đầu tư nước ngoài (FDI), có 4 dự án đầu tư của doanh nghiệp Đức với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 60 triệu USD. Trong đó, 2 doanh nghiệp lớn là Tập đoàn Kurz đầu tư nhà máy sản xuất màng mỏng và Tập đoàn Fresenius Kabi sản xuất dịch truyền cung cấp cho các bệnh viện.
"Tỉnh Bình Định cam kết ủng hộ tuyệt đối dự án điện gió ngoài khơi và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn PNE thực hiện các bước tiếp theo nhằm sớm hiện thực hóa dự án này", Bí thư Tỉnh ủy Bình Định khẳng định.
Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn cho rằng, dự án điện gió ngoài khơi là dự án có quy mô lớn và mang lại nhiều lợi ích cho cả Bình Định và Tập đoàn PNE. Do đó, lãnh đạo tỉnh Bình Định mong muốn bà Helga Margarete Barth - Đại sứ Đức tại Việt Nam tiếp tục đồng hành với tỉnh trong việc đẩy nhanh tiến độ của dự án điện gió ngoài khơi và khẳng định quyết tâm “theo tới cùng” đối với dự án này của lãnh đạo tỉnh.
Đại sứ Đức tại Việt Nam Helga Margarete Barth, đánh giá cao sự quyết tâm của chính quyền tỉnh Bình Định và Tập đoàn PNE trong việc hợp tác, xúc tiến triển khai dự án điện gió ngoài khơi suốt nhiều năm qua. Đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành với tỉnh Bình Định và Tập đoàn PNE để dự án được khởi động trong thời gian sớm nhất.
Cùng ngày, Tập đoàn PNE đã tổ chức lễ khai trương văn phòng đại diện tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây là bước tiến quan trọng cho dự án điện gió thí điểm trong quan hệ hợp tác năng lượng giữa Việt Nam và Đức.
Ông Thorsten Fastenau, Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn PNE cho biết, việc mở văn phòng đại diện tại TP Quy Nhơn thể hiện quyết tâm cao của tập đoàn đối với dự án điện gió ngoài khơi Hòn Trâu.
Tập đoàn này cam kết nỗ lực thúc đẩy dự án bằng tất cả nguồn lực, đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ của Chính phủ cùng các bộ ngành của Việt Nam và CHLB Đức để sớm triển khai dự án này.
Trước đó, Tập đoàn PNE đã đăng ký nghiên cứu, khảo sát đầu tư dự án điện gió ngoài khơi Hòn Trâu với quy mô công suất 2.000 MW, được chia thành 3 giai đoạn và tổng mức đầu tư khoảng 4,6 tỷ USD.
Trong lần làm việc mới đây với lãnh đạo tỉnh Bình Định, Chủ tịch Tập đoàn PNE Per Hornung Pedersen khẳng định sẽ nhanh chóng triển khai dự án này ngay sau khi có chủ trương đầu tư.
-
Ngành điện gió ngoài khơi ở Việt Nam có thể tạo thêm 55.000 việc làm mới
Ngành điện gió ngoài khơi có tiềm năng to lớn trong việc tạo việc làm cho lao động địa phương tại Việt Nam, đặc biệt ở khu vực phía Nam.
-
Vị trí dự kiến sẽ triển khai 2 dự án điện gió hơn 9.300 tỷ tại Bình Thuận
Hai dự án điện gió gần bờ có mức đầu tư hơn 9.300 tỷ đồng được Công ty INCOTECH đề xuất triển khai tại thị xã La Gi, các huyện Hàm Tân, Hàm Thuận Nam của tỉnh Bình Thuận.
-
Siêu dự án điện khí 54.000 tỷ đồng của Tập đoàn T&T nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Quảng Trị
Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng có công suất 1.500 MW, do tổ hợp nhà đầu tư gồm Tập đoàn T&T Group và 3 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc là HANWHA - KOSPO - KOGAS làm chủ đầu tư, với tổng vốn gần 54.000 tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD)....
-
Dự án nhà máy điện rác 2.300 tỷ tại huyện Vĩnh Cửu nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Đồng Nai
Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai có tổng vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng, được chia làm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1 dự án có công suất xử lý 800 tấn/ngày, phát điện 20MW. Giai đoạn 2 nâng công suất ...
-
Xây nhà máy điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới, đủ cung cấp điện cho 74.000 hộ gia đình
Nhà máy điện mặt trời được xây dựng nổi trên vùng ven biển phía tây Đài Loan với công suất 373 MW, dự kiến sẽ cung cấp đủ điện cho 74.000 hộ gia đình.