Đó là phát hiện được đưa ra từ báo cáo "Chuỗi Cung ứng Điện gió ngoài khơi cho kịch bản phát triển nhanh của Việt Nam" do Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam thực hiện và công bố ngày 4/10.
Báo cáo được Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam công bố và bàn giao cho Bộ Công Thương, sự kiện có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long và các công ty, đơn vị có liên quan trong lĩnh vực năng lượng.
Báo cáo đánh giá tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi của Việt Nam và đề xuất các bước xây dựng chuỗi cung ứng hoàn chỉnh và hiệu quả. Với tốc độ gió cao, điều kiện đáy biển thuận lợi, cùng hệ thống cơ sở hạ tầng điện gió trên bờ và gần bờ hiện có, Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy hứa hẹn.
Báo cáo cũng chỉ ra những tín hiệu tích cực từ việc các thị trường quốc tế bắt đầu đặt mua các bộ phận trong cấu trúc điện gió ngoài khơi từ Việt Nam.
Công bố và trao Báo cáo “Chuỗi Cung ứng Điện gió ngoài khơi cho kịch bản phát triển nhanh của Việt Nam”
Cụ thể, Việt Nam có tiềm năng đáng kể trong việc nội địa hóa các thành phần chính của một dự án điện gió ngoài khơi. Báo cáo cũng đưa ra đánh giá hạ tầng cảng ở khu vực phía Nam và phía Bắc, đánh giá mức độ sẵn sàng của các nhà cung ứng trong nước.
Ngành điện gió ngoài khơi có thể tạo mới 9.000 công việc toàn thời gian trong kịch bản phát triển 1 GW, và con số này sẽ lên tới 55.000 công việc cho kịch bản 6 GW.
Để đáp ứng các mục tiêu phát triển ngành điện gió ngoài khơi của Việt Nam, báo cáo đưa ra một số khuyến nghị chiến lược bao gồm cải thiện khung chính sách và thể chế về điện gió ngoài khơi, các khoản đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng cảng, nâng cấp quy mô sản xuất nhà cung cấp, xây dựng một danh mục dự án rõ ràng, hợp tác với các trường đại học để phát triển kỹ năng và tăng cường hợp tác quốc tế.
Ngoài ra, báo cáo cũng khuyến nghị thành lập hai trung tâm năng lượng tái tạo liên vùng ở miền Bắc và miền Nam vào năm 2030, đóng vai trò là trung tâm sản xuất, nghiên cứu và khu công nghiệp xanh.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đánh giá cao bản báo cáo và cho rằng đây là nguồn thông tin quan trọng cho Chính phủ và Bộ Công Thương trong việc lập kế hoạch phát triển điện gió ngoài khơi.
Lãnh đạo Bộ Công Thương bày tỏ hy vọng vào sự hỗ trợ của Na Uy đối với Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam, đặc biệt là chuỗi cung ứng trong nước cho ngành điện gió ngoài khơi.
-
Đạt công suất 6.000 MW vào năm 2030, Phó Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng phát triển điện gió ngoài khơi
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để có báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ về các nội dung, thủ tục cần thiết để xem xét việc PVN thực hiện việc khảo sát điện gió ngoài khơi tại dự án cụ thể, báo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 5/10/2024.
-
Vị trí dự kiến sẽ triển khai 2 dự án điện gió hơn 9.300 tỷ tại Bình Thuận
Hai dự án điện gió gần bờ có mức đầu tư hơn 9.300 tỷ đồng được Công ty INCOTECH đề xuất triển khai tại thị xã La Gi, các huyện Hàm Tân, Hàm Thuận Nam của tỉnh Bình Thuận.
-
“Khai tử” dự án xử lý rác thải, phát điện vốn đầu tư 45 triệu USD tại Hải Dương
UBND tỉnh Hải Dương vừa chấm dứt hoạt động dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, phát điện với tổng mức đầu tư 45 triệu USD, có thể xử lý 500 tấn rác thải sinh hoạt/ngày. Lý do là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng....
-
Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà có phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất?
Hệ thống sản xuất điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được xác định là thiết bị công nghệ gắn vào công trình xây dựng đối với trường hợp là nhà ở của hộ gia đình; công sở, công trình được xác định là tài sản công....
-
Bước tiến pháp lý mới tại dự án điện khí 54.000 tỷ đồng của Tập đoàn T&T ở Quảng Trị
Dự án này do tổ hợp nhà đầu tư gồm Tập đoàn T&T Group và 3 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc là HANWHA - KOSPO - KOGAS làm chủ đầu tư tại xã Hải An, huyện Hải Lăng, Quảng Trị với tổng vốn gần 54.000 tỷ đồng....