Tâm lý ngại vay và chờ đợi giá nhà rẻ tiếp tục khiến thị trường bất động sản trong năm nay càng thêm ảm đạm.

Có thể thấy rõ thời gian qua, các ngân hàng vẫn kiểm soát nhưng không quá chặt đối với tín dụng BĐS như 2 quý đầu năm 2012, nhất là cho vay mua nhà trả góp. Thậm chí, nhiều NHTM vẫn đang đua nhau tung ra các gói cho vay ưu đãi mua nhà, bất động sản có nhiều ưu đãi hơn so với trước đây. Tuy nhiên, thực tế đáng ngạc nhiên là suốt thời gian qua, tiến độ giải ngân của các gói vốn lãi suất ưu đãi này lại khá chậm. Với nhiều người dân, mức lãi suất hiện nay vẫn cao, thời gian cho vay lại ngắn khiến áp lực trả nợ lớn. Bản thân những người điều hành ngân hàng cũng thừa nhận, lãi suất 8 – 12%/năm chỉ được ngân hàng áp dụng trong 3 tháng đầu tiên nên chưa thực sự hấp dẫn đối với khách hàng.

Giám đốc một NHTMCP ở TPHCM cho biết, để giải ngân được vốn vào lĩnh vực này dù có hỗ trợ nhiều mặt, nhưng hoàn toàn không dễ dàng như trước. Một phần do rủi ro thị trường gia tăng buộc ngân hàng phải thận trọng hơn nên dư nợ tín dụng vào lĩnh vực này rất thấp. Thực tế là trong năm 2012 và tháng đầu của năm 2013 cho thấy, dù dư địa cho vay BĐS còn lớn và ngân hàng đưa ra nhiều gói vốn ưu đãi, nhưng không hẳn các ngân hàng mạnh tay đẩy vốn vào thị trường này.

Mới đây, cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng do Vụ Dự báo thống kê tiền tệ thuộc NHNN vừa hoàn thành trong tháng 1 cho thấy nhiều ngân hàng sẽ không tăng tín dụng với chứng khoán, bất động sản, song sẽ vẫn duy trì và gia tăng đối với các lĩnh vực ưu tiên trong năm 2013. Cụ thể, sẽ có tới gần 87% các tổ chức tín dụng dự kiến không tăng cấp tín dụng đối với kinh doanh bất động sản.

Thêm vào đó, thông điệp của Chính phủ cho thấy sẽ dành rất nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, đặc biệt là trước mắt sẽ bơm ra từ 20-40 ngàn tỉ đồng để dành các đối tượng khó khăn về nhà ở mua nhà ở xã hội hoặc nhà ở thương mại diện tích nhỏ hơn 70m2 với giá bán dưới 15 triệu đồng/m2, lãi suất thấp và thời hạn cho vay tối đa 10 năm. Không chỉ vậy, một vấn đề đáng chú ý là cho dù có giảm lãi suất xuống sâu hơn nữa cũng chưa giải quyết được vấn đề của thị trường.

Vì thực ra, hiện nhiều chủ đầu tư đang bắt tay với ngân hàng cho vay không lãi mua nhà, hoặc lãi suất thấp chỉ 5-6% cho đến khi trả hết tiền, nhưng nhiều dự án vẫn không cải thiện thanh khoản, do vấn đề quan trọng nhất là người dân vẫn có tâm lý chờ đợi giá xuống tiếp. Đây là điều có cơ sở, vì bản thân không ít giới chủ đầu tư thừa nhận giá nhà tiếp tục hạ là điều bắt buộc. Vì hiện tại sức chịu đựng của các chủ đầu tư đã gần cạn kiệt, hệ quả tích lũy của nhiều năm vì thị trường đóng băng và lãi suất cao. Một lượng vốn đến hạn phải được hoàn trả hệ thống ngân hàng trước khi có thể được giải ngân một nguồn vốn vay mới. Và do đó, các chủ đầu tư muốn có tiền thì phải bán được nhà, muốn vậy thì phải hạ giá.

Với hàng loạt rào cản như vây, không ít chuyên gia dự báo tâm lý chờ sẽ “bao trùm” khiến cho thị trường bất động sản tiếp tục gặp khó khăn trong việc tháo gỡ hàng tồn kho. Đây thật sự là bài toán khó giải của các doanh nghiệp BĐS.

  • Việc cấp giấy tờ nhà đất tại TPHCM còn nhiều vướng mắc

    Việc cấp giấy tờ nhà đất tại TPHCM còn nhiều vướng mắc

    Thực hiện Chỉ thị 1474 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, TPHCM đã thống kê có khoảng 311.719 giấy tờ nhà đất cần phải cấp cho người dân. Sau gần một năm, mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng Sở Tài nguyên - Môi trường và các quận, huyện mới chỉ cấp được 69.676 giấy tờ (tính đến tháng 12-2012), đạt 45% so với kế hoạch. <br/br>

  • Hàng chục hộ dân với nỗi lo nhà sập

    Hàng chục hộ dân với nỗi lo nhà sập

    Đường dây nóng Báo Lao Động nhận được phản ánh của hàng chục hộ dân ở tổ 48, 49 phường Minh Khai (quận Hoàng Mai, HN) về tình trạng luôn phải sống trong nỗi lo lắng nhà sập bởi tác động của công trình chung cư và trung tâm thương mại tại 250 Minh Khai do Cty CP May Thăng Long làm chủ đầu tư gây ra.

Bảo Chương (Lao động)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.