19/10/2022 5:33 PM
Thay vì thực hiện dự án theo hình thức PPP như đã thống nhất trước đó, UBND tỉnh Tiền Giang vừa đề xuất phương án đầu tư dự án mở rộng cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận bằng nguồn vốn ngân sách để phù hợp với tình hình thực tế.

Hình minh họa

UBND tỉnh Tiền Giang vừa gửi kiến nghị đến Bộ GTVT về phương án đầu tư mở rộng dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Khác hẳn với phương án đầu tư PPP đã từng được địa phương này thống nhất trước đó, UBND tỉnh Tiền Giang kiến nghị chuyển qua đầu tư bằng vốn ngân sách.

Theo tỉnh Tiền Giang, dự án được đầu tư bằng ngân sách sẽ phù hợp với tình hình thực tế khi một loạt dự án cao tốc quanh khu vực như Mỹ Thuận – Cần Thơ, Cần Thơ – Cà Mau, Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, Cao Lãnh – An Hữu đều thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách.

Trước đó, UBND tỉnh Tiền cũng đã có kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư giai đoạn 2 đối với Dự án đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương và Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

Được biết, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dài 51km được khởi công lần đầu vào tháng 11/2009, do Bộ Gia thông Vận tải làm cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Ban đầu, dự án có quy mô mặt đường rộng 25,5 - 26,5m cho 4 làn xe chạy với vận tốc 120 km/h và có hai làn dừng xe khẩn cấp với tổng vốn đầu tư 19.000 tỉ đồng. Dự kiến hoàn thành vào quý 2/2013.

Tổng mức đầu tư dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận lúc này được điều chỉnh tăng lên 12.668 tỉ đồng và được đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP), trong đó vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ là 2.186 tỉ đồng, còn lại là vốn BOT.

Đầu năm 2021, khi dự án chỉ mới hoàn thành được khoảng 77% nhà đầu tư cũng đã phải tổ chức cho thông tuyến để giảm áp lực cho các tuyến giao thông khác vào dịp Tết cổ truyền. Đến tháng 4/2022, dự án này mới chính thức được khánh thành.

Tuy nhiên, theo các đơn vị chức năng, quy mô đầu tư cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 là chưa phù hợp với tốc độ gia tăng phương tiên, do được tính toán dựa trên lượng xe cách đây 10 năm. Đến nay không còn phù hợp với sự gia tăng của phương tiện và nhu cầu của người dân.

Do đó, cần sớm khởi công giai đoạn 2 của dự án để nâng quy mô của đoạn cao tốc này lên 6 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp trước năm 2030.

  • Mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận: Nghiên cứu ít nhất 3 phương án

    Mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận: Nghiên cứu ít nhất 3 phương án

    Bộ Giao thông vận tải (GTVT) yêu cầu các địa phương nghiên cứu, đề xuất ít nhất 3 phương án đầu tư cho dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận. Các phương án bao gồm: bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hình thức đầu tư công; đầu tư theo phương thức PPP, hợp đồng BOT; đầu tư theo phương thức PPP, hợp đồng BTL, BLT....

Nguyễn Văn
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.