Người biểu tình ở Glasgow phản đối "thuế phòng ngủ". (nguồn: socialistworker.co.uk)
Tuy nhiên, trong bối cảnh phải "thắt lưng, buộc bụng" để giảm thâm hụt ngân sách và giải bài toán nợ công, Chính phủ Anh vẫn kiên quyết bảo vệ chính sách gây nhiều tranh cãi bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/4 này.
Theo quy định mới, tiền trợ cấp dành cho những đối tượng đi thuê nhà thuộc diện quản lý của các hội đồng hay hiệp hội nhà ở sẽ được cắt giảm, nếu nơi họ đang cư trú có quá nhiều phòng ngủ không sử dụng đến. Kể từ tháng 4/2013, ước tính có khoảng 660.000 gia đình trên khắp nước Anh sẽ mất đi khoản thu 14 bảng (khoảng 22 USD) mỗi tuần từ quỹ phúc lợi nhà ở.
Ông Grant Shapps - đồng Chủ tịch đảng Bảo thủ cầm quyền, cho rằng việc cắt giảm tiền trợ cấp dành cho những người thuê nhà mà còn dư thừa phòng ngủ là điều "hết sức bình thường."
Theo ông, chính sách này sẽ giúp Anh từng bước thoát khỏi tình trạng thâm hụt ngân sách, đồng thời khuyến khích mọi người cần cù lao động thay vì chỉ dựa vào tiền trợ cấp. Chính phủ Anh hy vọng sẽ tiết kiệm được 500 triệu bảng (khoảng 800 triệu USD) hàng năm, và giảm bớt áp lực đối với quỹ nhà ở nhờ vào việc cắt giảm trợ cấp.
Đại diện các quỹ từ thiện, nhà thờ, công đoàn... tham gia biểu tình vẫn lên tiếng chỉ trích kế hoạch cải tổ quỹ phúc lợi xã hội lớn nhất trong 60 năm qua. Họ cho rằng "thuế phòng ngủ" sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới phụ nữ, trẻ em và người tàn tật. Sẽ có những đối tượng không còn đủ khả năng đi thuê nhà, làm tăng tỷ lệ vô gia cư trong xã hội.
Trong khi đó, số lượng nhà chỉ có một phòng ngủ quá ít, không đủ đáp ứng nhu cầu của người đi thuê. Ở North Lanarkshire (Scotland), hơn 5.500 người sẽ thuộc diện điều chỉnh của "thuế phòng ngủ," nhưng chỉ có 26 căn hộ một phòng ngủ sẵn sàng cho thuê. Nghị sỹ Công đảng Pamela Nash nói: "Chính phủ muốn người dân phải từ bỏ những phòng ngủ dư thừa, nhưng họ biết đi đâu."
Cáo buộc của những người biểu tình vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía Chính phủ Anh. Một người phát ngôn của Bộ Việc làm và Lương hưu cho rằng cần phải trả lại sự công bằng trong toàn bộ hệ thống phúc lợi xã hội. Chỉ tính riêng Scotland, hiện có tới 188.000 hộ gia đình đang chờ xét duyệt trợ cấp, và 60.000 hộ phải sống trong cảnh chật chội.
Cũng trong ngày 1/4, nhiều loại thuế và quy định mới liên quan tới phúc lợi xã hội bắt đầu có hiệu lực ở nước Anh, như thuế thu nhập, bảo hiểm, lương hưu, thuế hội đồng./.
-
Giá nhà tăng kỷ lục trên 20 thành phố của Mỹ
CafeLand – Giá nhà tại Mỹ đã bất ngờ tăng mạnh vào tháng 1 vừa qua, leo lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2006. <br/br>
-
Máy bay không người lái sẽ được dùng cho xây dựng?
Máy bay không người lái (Drones) là phương tiện bay tự động, tốc độ bay cực lớn và được xem là vũ khí vô cùng lợi hại, nhất là cho mục đích do thám. Nhưng theo dự báo trong tương lai không xa, thiết bị này không chỉ dùng trong quân sự mà còn được dùng cho nhiều lĩnh vực khác, trong đó có xây dựng nhà cao tầng.
-
Giá BĐS Hong Kong có khả năng giảm đến 20%
CafeLand - Theo Bloomberg, sự đấu tranh miệt mài của người dân và chính phủ Hong Kong trong việc hạ giá nhà đã có được kết quả khả quan khi ngân hàng lớn nhất của Hong Kong đã quyết định tăng lãi suất thế chấp nhằm kéo giảm giá nhà xuống mức hợp lý hơn. <br/br>