13/09/2021 8:00 AM
Làng nghề truyền thống là nét đẹp văn hóa cần được bảo tồn như một di sản của dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng phát triển làng nghề tại Hà Nội trong giai đoạn đô thị hóa vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.

Vai trò của làng nghề trong quá trình đô thị hóa

Làng nghề truyền thống giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Sự tồn tại của các làng nghề không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống.

Bên cạnh đó, làng nghề có quan hệ khăng khít với đô thị và có vai trò rất lớn trong hệ thống điều phối sản phẩm dịch vụ tại đô thị. Bởi đó là thị trường tiêu thụ chủ yếu, là đầu mối xuất khẩu sản phẩm ra quốc tế. Người làng không chỉ sản xuất, bán tại làng mà đang tham gia sản xuất, làm dịch vụ ngay trong đô thị.

Làng nghề truyền thống có vai trò to lớn trong quá trình đô thị hóa

Dưới góc nhìn đô thị hóa, làng nghề giúp làm giảm thiểu các nhược điểm của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam – cụ thể là sự dư thừa lao động dịch vụ, lao động phổ thông, bởi các thành viên của làng đều được đào tạo theo hình thức lớp trước truyền nghề cho lớp sau, giúp người lao động ở nhiều trình độ khác nhau có cơ hội có được việc làm. Thậm chí việc phát triển các dự án đô thị bên cạnh làng nghề sẽ là cơ hội tốt cho làng nghề phát triển.

Hướng đi cho làng nghề tại Hà Nội trước “cơn lốc” đô thị hóa

Làng nghề vùng ven Hà Nội là một tổ hợp kinh tế - xã hội đặc thù với mô hình liên kết kinh tế - văn hóa – xã hội chặt chẽ, có khả năng giải quyết các bất cập trong quá trình đô thị hóa hiện nay. Nếu thực hiện việc tái cấu trúc, quy hoạch và kiểm soát ở làng nghề thành công sẽ là một bước tiến mới trong việc bảo tồn và phát triển giá trị làng nghề.

Trên thực tế, đã có rất nhiều làng nghề thành công khi kết hợp phát triển làng nghề và mô hình đô thị hóa chủ động, cụ thể là phát triển đô thị tại khu vực làng nghề.

Có thể kể đến như: Gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội; Làng gốm Phù Lãng, xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, Bắc Ninh; Đồ gỗ Đồng Kỵ; Làng Tranh Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh; Làng đá Non Nước, Đà Nẵng…

Đô thị hóa làng nghề không chỉ giúp phát triển đời sống kinh tế khu vực mà song song với đó, quy hoạch đô thị làng nghề chính là yếu tố bàn đạp trong việc gìn giữ di sản và nâng tầm thương hiệu làng nghề truyền thống.

Tại các làng nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay, yếu tố nghề truyền thống không phải là nhân tố quyết định để làng nghề đó tồn tại và phát triển. Bởi nếu chỉ đơn thuần tập trung làm nghề mà không chú trọng tới phát triển kinh doanh thương mại, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm thì việc cạnh tranh, nâng tầm thương hiệu có thể sẽ đi vào ngõ cụt.

Theo đó, việc kết hợp giữa bảo tồn giá trị làng nghề với phát triển đô thị, triển lãm tinh hoa văn hóa làng nghề được coi là bước đi đúng đắn trước xu thế đô thị hóa mạnh mẽ như hiện nay. Điều này giúp nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm làng nghề, khẳng định giá trị thương hiệu, đồng thời quyết định đến sự tồn tại của làng nghề.

Phát triển kinh tế làng nghề cần khởi đầu từ việc kiến tạo một không gian trưng bày sản phẩm xứng tầm. Có như vậy mới tạo nên tiền đề hình thành tâm điểm giao thương, thu hút khách hàng tới tham quan mua sắm, tìm hiểu về giá trị làng nghề, từ đó thúc đẩy phát triển thương hiệu và mang lại giá trị kinh tế cao.

Nằm ở phía Tây Hà Nội, Sơn Đồng là làng nghề có bề dày truyền thống gần 1000 năm tuổi, nổi bật với nghề điêu khắc, tạc tượng.

Tuy nhiên, làng nghề Sơn Đồng dường như vẫn đang loay hoay trong việc bảo tồn và phát triển giá trị làng nghề trước “cơn lốc” đô thị hóa. Đó chính là lý do đơn vị phát triển bất động sản MBLand Invest đã cho ra đời dự án Sơn Đồng Center.

Phối cảnh dự án Sơn Đồng Center

Dự án hội tụ đầy đủ tiềm năng để phát huy lợi thế trở thành trung tâm triển lãm sản phẩm mang đặc trưng văn hóa làng nghề lớn nhất miền Bắc.

Dự án có 150 lô shophouse tại mặt tiền đường 422, mặt đường liên xã rộng 40m, hàng ngày đón lưu lượng người qua lại đông đúc, dễ dàng tiếp cận đến các tuyến đường quốc lộ huyết mạch, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị.

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của làng nghề được trưng bày, triển lãm trong không gian sang trọng, hiện đại góp phần nâng tầm giá trị thương hiệu, kiến tạo tâm điểm giao thương sầm uất, phát triển kinh tế khu vực.

Làng nghề dưới góc độ đô thị hóa vẫn còn nhiều bất cập, nhưng rõ ràng làng nghề đã là những mô hình hé mở cho một hướng phát triển tích cực trong quá trình đô thị hóa và hướng phát triển làng nghề kết hợp phát triển đô thị là hướng đi được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Thông tin chi tiết liên hệ: 081.515.2288

Website: https://sondongcenter.com.vn/

PV
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.