Tìm một căn hộ để chuyển từ Hà Tĩnh vào TP.HCM sống gần con cháu khi đến tuổi về hưu, bà Thanh Hòa vừa quyết định chốt mua căn chung cư hơn 60 m2 tại Dĩ An, Bình Dương với với giá gần 2,6 tỷ đồng.
“Năm ngoái căn hộ diện tích tương đương tại đây được rao bán chỉ khoảng 2,4 tỷ đồng, nhưng nay đã tăng thêm gần 200 triệu đồng. Gia đình tôi vội chốt luôn chứ không chờ thêm vì sợ giá sẽ tăng khi lãi suất đang giảm, nhiều người muốn chuyển dòng tiền sang bất động sản”, bà Hòa nói.
Bất động sản - ngân hàng vốn được ví như hai chiếc bình thông nhau. Vì vậy khi mặt bằng lãi suất huy động liên tục hạ, nhiều nhà đầu tư bất động sản kỳ vọng có đợt giảm lãi vay tiếp theo và rục rịch xuống tiền mua bất động sản.
Với kỳ vọng đó, ông Trần Anh Kỳ đã tất toán toàn bộ tiền tiết kiệm, vay thêm để mua một mảnh đất hơn 4 tỷ đồng tại Củ Chi để làm nhà vườn.
“5 năm nữa tôi sẽ về hưu, tranh thủ lúc lãi suất tốt mua để dành, dùng tiền lương để trả lãi. Về hưu rồi về đây làm nhà vườn dưỡng già, sau làm tài sản thừa kế cho con cháu”, ông Kỳ kể về dự định của mình.
Nhà đầu tư này cho biết mới ông mới rao bán một căn chung cư 1 phòng ngủ rộng gần 50m2 tại dự án ở TP.HCM ngay sau Tết. Căn này ông mua để cho thuê từ năm 2022 với giá 1,8 tỷ đồng. Tham khảo nhiều căn đã giao dịch xung quanh, giá nhà của ông hiện lên khoảng 2,2 tỷ. Ông cho rằng giá nhà “lình xình” mãi không tăng như kỳ vọng nên quyết định chốt để chuyển đổi danh mục đầu tư.
Khi mặt bằng lãi suất giảm, nhiều nhà đầu tư rục rịch xuống tiền mua bất động sản.
Giới quan sát thị trường địa ốc cho rằng, từ nửa cuối năm 2022 đến hết qúy 1/2023 là giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản cả nước và TP.HCM.
Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) nhận định, đến cuối năm 2023, có thể khẳng định thị trường bất động sản TP.HCM đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, tuy vẫn còn tăng trưởng âm nhưng đã giảm rõ rệt với mức tăng trưởng âm cả năm 2023 chỉ còn âm 6,38%, trong khi vào quý đầu năm 2023 con số này là âm 16,2%.
Hai tháng đầu năm 2024, thị trường bất động sản cả nước và TP.HCM tiếp tục xu thế phục hồi và tăng trưởng vững chắc hơn, là lĩnh vực đứng đầu trong thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI nhiều nhất và trên thị trường chứng khoán thì cổ phiếu bất động sản cùng với cổ phiếu tài chính, ngân hàng đang dẫn dắt thị trường.
“Với đà phục hồi này có thể nhận định là thị trường bất động sản sẽ trở lại hoạt động bình thường và bước vào chu kỳ phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững kể từ nửa cuối năm 2024, tạo đà để phát triển mạnh mẽ hơn kể từ đầu năm 2025 trở đi”, HoREA dự báo.
Trong báo cáo ngành bất động sản nhà ở, Công ty chứng khoán Mirae Asset cũng cùng chung nhận định, thời điểm khó khăn nhất của thị trường nhà ở đã đi qua, tiến trình phục hồi từng bước và chậm rãi. Trong đó, đô thị hóa và đầu tư công được kỳ vọng sẽ là các chất xúc tác tích cực giúp ngành bất động sản phục hồi trong dài hạn.
Bên cạnh đó, đà hồi phục của thị trường địa ốc đến từ nhu cầu sở hữu nhà ở của người dân vẫn rất cao nhờ lực lượng lao động trẻ và tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng. Tuy nhiên, nguồn cung trên thị trường sơ cấp thắt chặt trong 3 năm qua vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, khiến giá chung cư tăng cao.
Trong một báo cáo gần đây, CBRE Việt Nam cho biết, theo sau giai đoạn tăng trưởng mạnh về nguồn cung từ năm 2015 đến năm 2019, là giai đoạn thiếu hụt nguồn cung tiếp diễn, với số lượng nhà ở mở bán mới thấp nhất trong một thập kỷ vào năm 2023, đánh dấu một giai đoạn nhiều biến động trong lịch sử thị trường bất động sản Việt Nam, dù cho nhu cầu nhà ở cơ bản vẫn mạnh mẽ.
Kể từ quý 3/2022, thị trường nhà ở Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều thách thức, từ khủng hoảng thắt chặt tín dụng đến lãi suất tăng cao. Theo đó, việc vay thế chấp đã giảm đáng kể vì người mua nhà gặp khó khi sử dụng đòn bẩy tài chính để đáp ứng nhu cầu nhà ở.
Những năm gần đây, một số chủ đầu tư hợp tác với các ngân hàng thương mại để đưa ra các chương trình hỗ trợ lãi suất ưu đãi nhằm kích cầu thị trường. Trong giai đoạn 2020 - 2021, dù chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, số lượng người mua nhà có vay thế chấp vẫn tăng đáng kể nhờ tận dụng lãi suất cho vay thấp.
Giám đốc Cấp cao CBRE Việt Nam Dương Thùy Dung, cho biết mặt bằng lãi suất đang theo hướng bình ổn trở lại, trong khi đó các yếu tố về chính sách và pháp lý đang trong lộ trình sửa đổi và thông qua, đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất sẽ góp phần khiến niềm tin thị trường được cải thiện, từ đó giúp thị trường phục hồi trong năm nay.
-
Thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, hé lộ thời điểm bật tăng giao dịch
Theo TS. Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia kinh tế, năm 2024 mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn và mức phục hồi không đồng đều trên các phân khúc, nhưng thị trường bất động sản Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đang và sẽ ghi nhận những động thái tích cực nhiều hơn tiêu cực…
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 10 tỷ USD
Nếu tính lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 10,039 tỷ USD, Thời báo Ngân hàng dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM....
-
Thủ Đức 2040: Siêu đô thị 9 phân vùng với hơn 21.000 ha
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 202/QĐ-TTg, phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040, với mục tiêu trở thành đô thị sáng tạo, dẫn đầu kinh tế khu vực. Quy hoạch chia Thủ Đức thành 9 phân vùng chức năng,...
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.