Liên quan đến tình trạng tắc sổ hồng vì vướng tiền sử dụng đất mà báo chí phản ánh cùng với kiến nghị của UBND TPHCM gửi các bộ ngành giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc xác định, thẩm định giá đất để xác định nghĩa vụ tài chính trên địa bàn TPHCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo UBND TPHCM sớm giải quyết.
Cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao UBND TPHCM tập trung chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường TPHCM và các đơn vị liên quan tăng cường, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn. Đồng thời chủ động phối hợp với các bộ ngành liên quan, các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản để kịp thời có các giải pháp khắc phục các khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo UBND TPHCM sớm giải quyết vụ hơn 22.000 căn hộ đang bị ‘treo’ sổ hồng.
Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu công văn số 3461 của UBND TPHCM, giải quyết dứt điểm các vướng mắc, khó khăn và kiến nghị nêu trong công văn theo chức năng, thẩm quyền. Trường hợp không thuộc thẩm quyền thì nghiên cứu, đề xuất giải pháp và báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết. Phối hợp chặt chẽ và kịp thời hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra UBND TPHCM thực hiện công tác này tốt hơn, kịp thời hơn để tạo điều kiện cho người dân thành phố.
Trước đó, như Tiền Phong đã thông tin, thống kê của Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho thấy, có 11 doanh nghiệp với 44 dự án, gồm hơn 22.000 căn hộ, đang bị “treo” sổ hồng. HoREA cho rằng, đây là vấn đề bức xúc cho người dân lẫn doanh nghiệp suốt thời gian qua. Việc tắc tiền sử dụng đất đã đẩy người dân vào thế mua nhà nhưng không được cấp sổ hồng, khiến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Ông Trần Văn Thạch, Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TPHCM thừa nhận, so với thực tế, việc giải quyết các bất cập liên quan thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân vẫn rất chậm. Trong 5 năm qua, TPHCM chỉ thu được thu 3-5% tiền sử dụng đất tại các dự án. Hiện còn hơn 100 hồ sơ của doanh nghiệp chưa được giải quyết.
Ông Thạch nhận định, quy trình tính giá sử dụng đất chủ yếu vướng về mặt kỹ thuật, pháp lý. Đơn cử, một dự án thực hiện đầy đủ quy trình thủ tục một cách bài bản thì việc cấp giấy không vướng. Tuy nhiên, đối với các dự án lớn, thời gian thực hiện kéo dài, trong quá trình triển khai có rất nhiều luật, quy định thay đổi, điều chỉnh nên vướng nhiều pháp lý. Khó khăn đôi khi từ cấp Trung ương nên cơ quan địa phương khi vận dụng Luật để làm cũng khó.
-
Hàng chục ngàn căn hộ được chủ đầu tư (CĐT) bán cho khách hàng, đã bàn giao và người mua dọn vào ở từ nhiều năm nhưng chủ quyền vẫn treo lơ lửng. Quyền lợi chính đáng người mua nhà bị ảnh hưởng, ngân sách nhà nước (NSNN) thất thu, CĐT mất uy tín với khách hàng… Điều oái ăm, nhiều CĐT muốn thực hiện nghĩa vụ tài chính để được cấp giấy chứng nhận cho dự án để chuyển cho người mua nhưng rất khó khăn.
-
Nghịch lý người mua nhà lại “chây ì” làm sổ hồng
Chủ đầu tư, vốn là đối tượng bị người mua nhà hối thúc nhanh chóng thực hiện đủ các nghĩa vụ tài chính để sớm hoàn thiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng căn hộ thì nay lại phải đi “giục ngược” lại người mua....
-
Mua chung cư, sau bao lâu chủ đầu tư phải xin cấp sổ hồng cho cư dân?
Theo quy định của pháp luật, chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cấp sổ hồng chung cư cho người mua. Vậy, quy định cụ thể như thế nào? Sau bao lâu thì chủ đầu tư phải xin cấp sổ hồng cho cư dân?...
-
Từ năm 2022, phạt nặng chủ đầu tư không chịu bảo hành căn hộ chung cư?
Tôi nghe nói, kể từ năm 2022 nếu chủ đầu tư không thực hiện sửa chữa căn hộ chung cư bị hư hỏng trong thời gian còn được bảo hành sẽ bị phạt rất nặng.