Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa thay mặt Thủ tướng ký ban hành Công điện 469/CĐ-TTg về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Công điện nêu rõ, thời gian qua thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn. Do một số nguyên nhân khách quan như: Dịch bệnh, chu kỳ tăng trưởng của thị trường, tăng trưởng kinh tế giảm, khó khăn thị trường.
Bên cạnh đó, chủ yếu là nguyên nhân chủ quan như việc: Lập, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch còn chậm; điều chỉnh dự án đầu tư còn vướng mắc; triển khai dự án chậm, kéo dài; tiếp cận nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, chứng khoán còn khó khăn; thông tin thị trường chưa đủ minh bạch; cơ cấu sản phẩm bất động sản chưa hợp lý; pháp luật còn chồng chéo, việc áp dụng pháp luật còn thiếu thống nhất, đồng bộ;…
Trước tình hình đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp tập trung giải quyết theo nguyên tắc vướng mắc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải giải quyết.
Ảnh minh họa
Trong đó, giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc lập, phê duyệt các quy hoạch; việc điều chỉnh các quy hoạch... trước ngày 15/6.
Đối với khó khăn, vướng mắc trong bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng hướng dẫn các địa phương giải quyết phù hợp theo quy định của pháp luật; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước triển khai chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng.
Về phía Ngân hàng Nhà nước, chỉ đạo các ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay; tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà tiếp cận nguồn vốn tín dụng; tăng cường kiểm tra, đôn đốc các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản.
Bộ Tài nguyên & Môi trường được giao tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 44/2014/NĐ-CP quy định phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất; định giá đất cụ thể; trình Chính phủ ban hành trước ngày 30/6.
Bộ Kế hoạch & Đầu tư chủ trì, phối hợp các bộ hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án bất động sản thực hiện theo hình thức hợp đồng BT trước thời điểm luật PPP bãi bỏ hình thức hợp đồng BT, hoàn thành trước ngày 30/5.
Đồng thời, Bộ Tài chính kịp thời có giải pháp hiệu quả thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh, bền vững; sớm hoàn thiện báo cáo về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2023.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng chỉ đạo Chủ tịch UBND các địa phương chỉ đạo tập trung rà soát các dự án vướng mắc trên địa bàn để kịp thời tháo gỡ, chủ động làm việc trực tiếp với từng doanh nghiệp, từng dự án có vướng mắc hoặc triển khai chậm để xác định rõ các nguyên nhân, kịp thời tháo gỡ ngay các khó khăn; không lạm dụng việc lấy ý kiến các cơ quan trung ương để né tránh trách nhiệm.
Thủ tướng Chính phủ kêu gọi, đề nghị các bộ, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp, chủ thể có liên quan hợp lực để vượt qua khó khăn, thách thức, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
-
Tiến độ gỡ vướng các dự án Novaland, Hưng Thịnh, Him Lam, Sunshine
Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) TP.HCM vừa có văn bản thông tin kết quả giải quyết 101 kiến nghị liên quan đến 96 dự án bất động sản trên địa bàn, trong đó có loạt dự án của các doanh nghiệp bất động sản lớn như Novaland, Hưng Thịnh, Him Lam,...







-
Thủ tướng yêu cầu cử cán bộ về cơ sở tháo gỡ vướng mắc về đất đai, cấp sổ đỏ
Thủ tướng yêu cầu các Bộ khẩn trương phối hợp cử cán bộ xuống cơ sở nắm tình hình, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, xử lý các vấn đề phát sinh, đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan đến địa chính, giải phóng mặt bằng, xác định chủ quyền đất...
-
Thanh tra Chính phủ chủ trì rà soát các dự án có khó khăn, vướng mắc trên cả nước
Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, rà soát các dự án có khó khăn, vướng mắc; xây dựng kế hoạch, quy trình thanh tra, kiểm tra và hướng dẫn các cơ quan, địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra....
-
Đẩy nhanh gỡ vướng pháp lý dự án
Tại khu vực phía Nam, nhiều dự án nhà ở bị đình trệ nhiều năm do vướng pháp lý đang được chính quyền các địa phương đẩy nhanh tốc độ gỡ vướng để sớm đưa sản phẩm ra thị trường.