08/02/2023 7:08 PM
Thủ tướng chính phủ yêu cầu tiếp tục tháo gỡ khó khăn về tín dụng bất động sản. Bộ Xây dựng được giao báo cáo Thủ tướng về hội nghị tháo gỡ khó khăn cho thị trường này trước ngày 15/2.

Đây là nội dung được nêu tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2023.

Trong Nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý, tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và động lực tăng trưởng, kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tiếp tục tháo gỡ khó khăn về tín dụng bất động sản đối với các doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà. Chính phủ cũng lưu ý, các ngân hàng cũng phải giảm chi phí để ổn định lãi suất, giảm lãi suất cho vay.

Tại nghị quyết phiên họp lần này, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương rà soát, đề xuất các biện pháp đồng bộ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Bộ Xây dựng cũng được giao báo cáo Thủ tướng về hội nghị tháo gỡ khó khăn cho thị trường này trước ngày 15/2.

Bộ Xây dựng được giao báo cáo Thủ tướng về hội nghị tháo gỡ khó khăn cho thị trường này trước ngày 15/2.

Trong khi đó, Bộ Tài chính được giao sớm hoàn thiện để trình Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 65/2022/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế trước ngày 10/2.

"Biện pháp xử lý phù hợp trên tinh thần 'lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ', bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh thị trường tài chính, tiền tệ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư", nghị quyết phiên họp Chính phủ nêu.

Trong nghị quyết lần này, Chính phủ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 1 tiếp tục chuyến biến tích cực, song hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu... bị ảnh hưởng do tình hình thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó dự báo.

Thị trường bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là về thanh khoản, dòng tiền, trái phiếu doanh nghiệp.

Theo Bộ Xây dựng, năm 2022 vẫn là năm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản gặp nhiều thách thức và phải thay đổi phương án kinh doanh, quản lý (như tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động; dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO; có Tập đoàn giảm đến 50% lực lượng lao động) để ứng phó với điều kiện khó khăn hiện tại. Nhìn chung, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang gặp nhiều khó khăn.

Tại hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản sáng 8/2, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép doanh nghiệp tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn trong thời hạn 12-24 tháng, giữ nguyên nhóm nợ và được vay vốn tín dụng mới có tài sản bảo đảm.

Thanh Thịnh
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.