Văn Phòng Chính Phủ mới đây đã ban hành Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác kiểm tra và làm việc về tình hình triển khai các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông.
Trước đó, từ ngày 25 – 30/1/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đi thị sát, kiểm tra tình hình thực hiện hàng loạt dự án giao thông trọng điểm từ đường bộ đến hàng không, cảng biển. Trong đó có các tuyến cao tốc tiêu biểu bao gồm: cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; Vành Đai 4 Vùng Thủ Đô Hà Nội và Vành Đai 3 TP.HCM; dự án thành phần trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông;...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo trực tiếp đối với từng dự án (hình: VGP)
Tại các buổi kiểm tra tại hiện trường công trình, dự án và tại các buổi họp với các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị liên quan, sau khi nghe báo cáo, kiến nghị của các cơ quan, đơn vị liên quan và ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Thủ tướng Chính phủ đã có các kết luận, chỉ đạo mang tính định hướng:
Không chia nhỏ gói thầu: xác định các tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện để lựa chọn nhà thầu phù hợp với thực tế và quy định pháp luật; bảo đảm công khai, minh bạch, nghiêm túc, hiệu quả, tuân thủ quy định pháp luật để lựa chọn được nhà thầu thực sự có năng lực, uy tín, kinh nghiệm quản lý dự án quy mô lớn, có năng lực vận hành và triển khai hiệu quả.
Quy hoạch đường cao tốc phải có tầm nhìn dài hạn: Có kế hoạch đầu tư hoàn thiện đúng tiêu chuẩn cao tốc, không đầu tư cao tốc quy mô hạn chế 2 làn xe, gây lãng phí nguồn lực và thời gian nâng cấp, mở rộng
Tiêu chuẩn hoàn thiện tối thiểu 4 làn xe ô tô, đủ làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 80- 100km/h; tuyến thẳng nhất có thể, hạn chế tối đa đi qua khu dân cư, quân sự; tinh thần là qua sông bắc cầu, qua núi, qua đồi thì làm hầm và qua đồng bằng thì đắp đất, đổ cát.
Phương thức đầu tư PPP đang triển khai tốt: môt số dự án áp dụng phương thúc này có tiến độ nhanh hơn so với dự án đầu tư công nhờ áp dụng khoa học công nghệ, cải tiến kỹ thuật. Vì vậy, cần có chính sách khuyến khích để thu hút được tối đa nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng (nhà nước không thể có đủ nguồn lực để đầu tư được tất cả cơ sở hạ tầng).
Các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các cơ quan liên quan phải có trách nhiệm hướng dẫn, thúc đẩy trên cơ sở bảo đảm lợi ích hài hòa giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp, chia sẻ rủi ro hợp lý giữa các bên.
Các địa phương phải chủ động, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, không trông chờ, “ỉ lại” Trung ương; không đầu tư dàn trải; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; làm việc nào dứt điểm việc đó; tập trung đầu tư các đường kết nối với đường 3 cao tốc tạo không gian phát triển mới (khu công nghiệp, khu chế xuất, dịch vụ, đô thị...)
Giao mỏ vật liệu xây dựng thông thường cho các nhà thầu thi công: không để xảy ra việc giao không đúng đối tượng, mua đi bán lại các mỏ vật liệu (chủ động rà soát các mỏ vật liệu đã cấp, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục đối với mỏ cấp sai), xử lý nghiêm, kịp thời tình trạng găm giá, liên kết với nhau để nâng giá làm ảnh hưởng thi công dự án.
Thứ 1 phải bảo đảm chất lượng Thứ 2 phải bảo đảm tiến độ (trong đó công tác xây dựng kế hoạch phải bám sát yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, đồng thời phải sát thực tế, khả thi, không phải điều chỉnh đi, điều chỉnh lại) Thứ 3 phải bảo đảm an toàn, kỹ thuật, mỹ thuật, môi trường, sinh thái Thứ 4 không được đội vốn bất hợp lý Thứ 5 chống tham nhũng tiêu cực, lợi ích nhóm và đi đôi chăm lo đời sống, an sinh xã hội người lao động, nhân dân. |
-
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương báo cáo Bộ trưởng Bộ giao thông về dự án đường Vành đai 4
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về việc triển khai các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh bao gồm đường Vành đai 4 – TP.HCM, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; Đường Mỹ Phước - Tân Vạn.
-
Hai tuyến cao tốc nào vừa được bổ sung vào quy hoạch?
Chính phủ vừa đồng ý bổ sung vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hai dự án cao tốc gồm Cà Mau – Đất Mũi và Quảng Ngãi – Kon Tum.
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào sẽ được khởi công trong năm 2025
Trong năm 2025, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tổ chức khởi công 12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng trên cả nước. Trong đó, nhiều dự án sẽ được khởi công ngay trong đầu năm 2025.