Sự gia tăng liên tục sản thép giá rẻ khiến căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước Liên minh châu Âu (EU) trong đó có Đức leo thang.
Phát biểu này được bà Merkel đưa ra trong chuyến thăm tới Trung Quốc mới đây để tham dự các cuộc họp ở cấp bộ trưởng từ hai phía. Đây là chuyến đi thứ 9 của bà Merkel tới Trung Quốc kể từ khi nhậm chức vào năm 2005.
Vị nữ Thủ tướng nước Đức cho biết, bà rất quan tâm về vấn đề dư thừa thép Trung Quốc và cập nhật nó hàng tuần trước khi đến Bắc Kinh. Trung Quốc hiện là nước có lượng thép sản xuất lớn, chiếm một nửa sản lượng thép thế giới. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc cũng mang một trách nhiệm lớn hơn đối với thị trường thép toàn cầu.
Sự gia tăng liên tục sản thép giá rẻ từ nước này là một trong những nguyên nhân chính khiến sự căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước Liên minh châu Âu (EU) trong đó có Đức leo thang.
Các nhà sản xuất thép châu Âu đã bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm của giá thép mà họ đổ lỗi cho phần lớn vào sự gia tăng xuất khẩu thép giá rẻ từ Trung Quốc. Nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm trong khi sản lượng thép giá rẻ từ Trung Quốc liên tục tăng khiến tình trạng dư thừa càng thêm tồi tệ.
Trung Quốc là nhà sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới
Để hạn chế rủi ro, vào hồi tháng 3 vừa qua, Ủy ban châu Âu đã công bố kế hoạch tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Sigmar Gabriel cũng cho rằng, EU nên có một lập trường cứng rắn trong việc đối phó với Trung Quốc về giá thép thấp.
Tuy nhiên, cả bà Merkel và ông Gabriel đều cho là họ muốn giải quyết vấn đề mà không có một cuộc chiến tranh thương mại xảy ra giữa các bên.
Gia nhập WTO vào năm 2011, Trung Quốc có thời gian quá độ 15 năm và khung thời gian này sẽ kết thúc vào cuối năm 2016. Hiện nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang kêu gọi EU công nhận nước này có nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, điều này vẫn còn nhiều tranh cãi và chưa thống nhất do cho rằng kinh tế Trung Quốc vẫn chịu sự chỉ đạo rất lớn của nhà nước. Sự cạnh tranh không công bằng có thể gây khó khăn cho ngành thép của các nước thành viên.
Theo kế hoạch vào mùa Thu tới, Ủy ban châu Âu sẽ phải đưa ra quyết định có trao quy chế nền kinh tế thị trường cho Trung Quốc hay không.
-
Lo sợ Trung Quốc: Ngành thép thế giới kêu cứu G7
CafeLand – 12 Hiệp hội thép toàn cầu đã gửi đơn kêu cứu đến Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), để ngăn chặn nguồn thép giá rẻ Trung Quốc có nguy cơ gây khủng hoảng thị trường thế giới và làm thiệt hại nặng nề hơn cho các nhà sản xuất.
-
Mỹ tăng thuế nhập khẩu thép Trung Quốc lên gấp 5 lần
CafeLand - Mỹ vừa tăng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thép tấm cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc lên hơn gấp 5 lần, sau khi cáo buộc nước này bán sản phẩm dưới giá thị trường, hãng tin BBC cho hay.
-
Khủng hoảng thép: Pháp, Đức kêu gọi thắt chặt bảo hộ thương mại
Pháp, Đức kêu gọi đẩy nhanh áp đặt thuế quan đối với mặt hàng thép, thậm chí có thể truy thu thuế trong trường hợp có hiện tượng bán phá giá.
-
Thép Trung Quốc “tràn ra” nước ngoài để giảm áp lực dư cung
CafeLand – Trung Quốc vừa cho biết sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thép của nước này tăng công suất tại các nhà máy ở nước ngoài, đồng thời kiểm soát các nhà máy trong nước. Đây là một phần của nỗ lực hạn chế nguồn cung và dư thừa sản lượng thép, nguyên nhân chính bị nhiều nước cáo buộc có thể dẫn đến khủng hoảng thép trên toàn cầu vừa qua.