16/12/2024 3:52 PM
Trong buổi tiếp xúc cử tri tại TP. Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành mạng lưới giao thông tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, có việc nghiên cứu triển khai tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ và kéo dài xuống đến Cà Mau.

Sáng 15/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ có cuộc tiếp xúc với cử tri huyện Cờ Đỏ sau Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV, theo báo Chính phủ.

Về hạ tầng giao thông, Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện lại, nhất là phát triển cả 5 phương thức giao thông vận tải (đường bộ, hàng không, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa), phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành 3.000 km đường cao tốc và trên 1.000 km đường ven biển, trong đó khu vực ĐBSCL phải phấn đấu hoàn thành 400-500 km đường cao tốc.

Trong đó, về đường sắt, Thủ tướng cho biết cùng với Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam từ Hà Nội vào TPHCM, Chính phủ và các cơ quan đang nghiên cứu để triển khai tuyến đường sắt TPHCM – Cần Thơ và kéo dài xuống tận Cà Mau.

Theo Báo cáo nghiên cứu khả thi được trình lên Bộ Giao thông Vận tải vào năm 2023, hướng tuyến của tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ bắt đầu từ Bình Dương (ga An Bình) đến Cần Thơ (ga Cần Thơ), đi qua 6 tỉnh/thành phố với tổng chiều dài 174,42km. Quy mô xây dựng bao gồm 15 ga, 11 trạm bảo dưỡng, sửa chữa, khám xe, chỉnh bị.... được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đôi - khổ 1435mm - điện khí hóa.

Về phương án tổ chức, tàu khách được tổ chức từ Tân Kiên và ga Bình Triệu đến ga Cần Thơ; bố trí thêm một số đoàn tàu ngoại ô từ ga Tân Kiên đến ga Tam Hiệp. Tày hàng sẽ vận hành từ Tân Kiên đến ga ga An Bình và Cần Thơ.

Với phương án thiết kế, quy mô như trên, dự kiến yêu cầu tổng mức kinh phí khoảng là 9,07 tỉ USD (khoảng 213.948 tỉ đồng).

Ban quản lý dự án đường sắt, đề xuất huy động nguồn vốn đầu tư dự án theo hình tức PPP (đối tác công – tư). Trong đó ngân sách Nhà nước chi trả chi phí GPMB, nhà đầu tư huy động vốn xây dựng hạ tầng, thử nghiệm và bàn giao lại cho Nhà nước theo hợp đồng BTL (Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ).

Về mô hình quản lý khai thác, nhà đầu tư thành lập Công ty cổ phần vận tải đường sắt TP.HCM – Cần Thơ để đầu tư phương tiện, tổ chức vận hành khai thác và bảo dưỡng hạ tầng, phương tiện và trả phí thuê cơ sở hạ tầng cho Công ty đầu tư và quản lý hạ tầng đường sắt (của nhà nước). Trong giai đoạn sau tiếp tục nghiên cứu đề xuất thêm các mô hình phù hợp với mô hình đầu tư.

Do dự án đi qua nhiều địa phương nên công tác thỏa thuận về quy hoạch phân khu, quy hoạch địa phương gặp nhiều khó khăn, khiến tiến độ dự án kéo dài.

Hiện, Ban quản lý dự án đường sắt cùng đơn vị tư vấn đang làm việc để thống nhấthương án tuyến, vị trí ga, depot Dự án với các địa phương: TP.HCM, Bình Dương và Tiền Giang.

Bộ GTVT giao Ban Quản lý dự án đường sắt nghiên cứu chuẩn bị đầu tư dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong quý 4/2022 để triển khai các thủ tục tiếp theo, phấn đấu hoàn thành chuẩn bị đầu tư trước năm 2025 và triển khai xây dựng trước 2030.

Phong Vân
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.