Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững. Hình minh họa
Theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 2/3/2024 của Thủ tướng, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành hàng lúa gạo nước ta còn một số tồn tại, hạn chế cần sớm có giải pháp khắc phục.
Trong đó, ngành chưa chủ động được nguồn vật tư đầu vào, giá cả chưa được kiểm soát chặt chẽ, luôn ở mức cao, tỉ lệ cơ giới hóa ở nhiều khâu sản xuất thấp, tỉ lệ tổn thất sau thu hoạch cao đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất và tính cạnh tranh của mặt hàng lúa gạo nước ta.
Bên cạnh đó, chuỗi liên kết sản xuất giữa người nông dân và doanh nghiệp chưa chặt chẽ, thiếu tính bền vững; chưa đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, vẫn phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống.
Những tháng đầu năm 2024, thị trường lúa gạo khu vực và thế giới diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến tâm lý một số doanh nghiệp và người nông dân.
Tuy nhiên, hiện nay, tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch lúa vụ Đông Xuân nhưng có hiện tượng doanh nghiệp chờ đợi giá lúa xuống thấp còn người dân mong muốn bán được giá lúa cao như các tháng cuối năm 2023; nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm mất cơ hội xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến sản xuất, thu nhập của người trồng lúa.
Để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo lành mạnh, minh bạch, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung chỉ đạo, quyết liệt thực hiện một số nhiệm vụ:
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức thu hoạch lúa vụ Đông Xuân theo đúng thời vụ, giảm thiểu đến mức thấp nhất tổn thất sau thu hoạch; kịp thời chỉ đạo tổ chức sản xuất vụ Hè Thu;
+ Chủ trì, phối hợp với các địa phương, hiệp hội ngành hàng theo dõi sát tình hình, kịp thời cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về diễn biến thị trường lúa, gạo để người dân, doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp, đảm bảo nguồn cung phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, ổn định giá cả thị trường.
+ Đồng thời, đẩy nhanh việc xây dựng, nhân rộng các mô hình chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp;
+ Có các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho các hợp tác xã nông nghiệp trong việc tổ chức sản xuất, cung ứng các dịch vụ đầu vào, tiêu thụ lúa, gạo, đẩy mạnh tập huấn trang bị kiến thức cho nông dân về thị trường, kinh doanh nông nghiệp, chuyển đổi tư duy, áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất, chế biến;
+ Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội triển khai nghiêm túc, có hiệu quả Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
- Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo, đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật;
+ Theo dõi sát tình hình thị trường, thương mại gạo thế giới, động thái của các nước sản xuất, xuất khẩu, kịp thời thông tin đến các bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để chủ động điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo, bảo đảm phù hợp, hiệu quả, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
+ Kết hợp nghiên cứu xây dựng thí điểm các mô hình đưa các "thương lái" vào chuỗi giá trị ngành hàng lúa, gạo để vừa phát huy vai trò là cầu nối giữa người dân và doanh nghiệp, vừa hạn chế những rủi ro có thể xảy ra cho các bên tham gia chuỗi giá trị.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý vướng mắc về hoàn thuế VAT theo thẩm quyền và quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương tính toán, có phương án mua dự trữ gạo phù hợp, hiệu quả, đúng quy định.
+ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi, đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng phục vụ thu mua lúa và xuất khẩu gạo, nhất là thu mua lúa hàng hóa vụ Đông Xuân 2023-2024 tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long;
+ Nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét ban hành Chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long giữa hợp tác xã với doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
Được biết, năm 2023 ngành lúa gạo đã đạt được kết quả đáng ghi nhận cả về sản xuất và xuất khẩu (xuất khẩu trên 8,1 triệu tấn gạo, trị giá gần 4,7 tỷ USD, tăng 14,4% về lượng và 35,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022 và là mức cao nhất trong 16 năm qua), góp phần quan trọng đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia.
-
Giá gạo, giá xăng dầu tăng đẩy CPI tháng 2/2024 tăng 1,04%
Giá gạo, giá xăng dầu, giá ga tăng cao là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2024 tăng 1,04% so với tháng trước, tăng 1,35% so với tháng 12/2023 và tăng 3,98% so với cùng kỳ năm trước.








-
Bức tranh kinh tế Việt Nam quý 1/2025 qua những con số
Bức tranh kinh tế Việt Nam quý đầu tiên năm 2025 có nhiều khởi sắc với GDP đạt mức tăng trưởng cao, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh, thu hút vốn FDI lớn, lượng khách quốc tế trong một quý cao nhất từ trước đến nay,... theo số liệu mới côn...
-
Việt Nam, Pháp nhất trí tăng cường hợp tác thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Việt Nam và Pháp nhất trí sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trên các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, thượng tôn luật pháp quốc tế, giải quyết các thách thức toàn cầu....
-
Không thể tin nổi: Một ngày, tỷ phú Việt “ẵm” hơn nửa tỷ đô la Mỹ
Trong bối cảnh thị trường toàn cầu còn nhiều biến động, nhóm tỷ phú USD của Việt Nam vẫn “vững tay chèo”, thậm chí còn chứng kiến màn tăng tốc ngoạn mục về giá trị tài sản. Chỉ trong thời gian ngắn, 4 đại diện tinh hoa của giới doanh nhân Việt đã “bỏ...