03/01/2025 9:43 AM
Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Ảnh minh hoạ

Năm 2024, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh trong các KCN tỉnh hơn 4,1 tỷ USD, đạt 342% so với kế hoạch. Trong đó, vốn FDI đạt hơn 3,6 tỷ USD và vốn trong nước khoảng 417,4 triệu USD. Luỹ kế đến nay, Ban đã cấp phép cho 2.118 dự án đầu tư, đến từ 39 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh đạt hơn 29,3 tỷ USD.

Đến nay, các KCN Bắc Ninh có khoảng 1.300 dự án đi vào hoạt động, chiếm trên 80% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất công nghiệp cho thuê theo quy hoạch đạt hơn 62%.

Năm 2025, mục tiêu đặt ra là các KCN Bắc Ninh thu hút khoảng 100 dự án, cấp mới Giấy chứng nhận đầu tư với số vốn khoảng 700 triệu USD; cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư cho khoảng 500 dự án đầu tư, trong đó có khoảng 100 dự án điều chỉnh về vốn với tổng vốn đầu tư điều chỉnh tăng thêm 500 triệu USD, đưa tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh năm 2025 đạt khoảng 1,2 tỷ USD.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Xuân Lợi đề nghị Ban Quản lý các KCN rà soát tổng thể các KCN cũ, có phương án tái cơ cấu lại, đảm bảo phù hợp với quy định; đồng thời tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện các KCN mới đã được bổ sung trong quy hoạch; nhất là đẩy nhanh tiến độ tiến độ giải phóng mặt bằng các KCN, tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, an toàn lao động. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh. Đồng thời, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư vào KCN, triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp quản lý sau đầu tư. Đặc biệt, trong dịp Tết nguyên đán 2025, Ban Quản lý các KCN tỉnh phải nắm chắc tình hình, không để các doanh nghiệp mượn cớ cho công nhân nghỉ Tết sớm để “trốn” thưởng Tết; không để các doanh nghiệp chậm thanh toán tiền lương cho công nhân về quê ăn Tết.

Bắc Ninh là một trong những “thủ phủ công nghiệp” ở khu vực phía Bắc. Theo phương án Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh đặt mục tiêu thành lập mới 2 KCN đã có trong Quy hoạch KCN Việt Nam, ưu tiên thành lập các KCN theo mô hình mới: Sinh thái, KCN đô thị - dịch vụ, nghiên cứu chuyển đổi 1-2 KCN hiện hữu sang mô hình KCN sinh thái nếu đáp ứng tiêu chí. Giai đoạn 2026-2030 đề nghị bổ sung vào Quy hoạch phát triển KCN Việt Nam và phân bổ chỉ tiêu đất KCN để thành lập mới 5 KCN và vận động chuyển đổi các KCN sang mô hình KCN sinh thái nếu đáp ứng tiêu chí.

Cụ thể, đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Từ Sơn chuyển đổi mục đích sử dụng KCN Hanaka sang đất dự trữ phát triển trong giai đoạn tiếp theo nhằm phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch chung về phát triển đô thị của thành phố Từ Sơn.

Trên địa bàn thị xã Thuận Thành phát triển các KCN: Thuận Thành I (giáp đường Vành đai 4 Hà Nội) quy mô 250ha; Thuận Thành III - Phân khu C diện tích khoảng 200ha.

Huyện Yên Phong bổ sung KCN Yên Phong II - A quy mô 151,27ha. Tại thị xã Quế Võ phát triển KCN Quế Võ II (giai đoạn II) quy mô 277,52ha; KCN Quế Võ III (giai đoạn II) quy mô 208,54ha; KCN An Việt – Quế Võ 6 quy mô 78,67ha. Đề xuất bổ sung vào quy hoạch KCN Quế Võ mở rộng 2 thuộc địa phận xã Phượng Mao và Yên Giả thị xã Quế Võ vào quy hoạch các KCN, quy mô 150ha.

Huyện Gia Bình có KCN Gia Bình II quy mô 249,75ha. Điều chuyển vị trí KCN Hanaka hiện tại sang vị trí mới liền kề KCN Gia Bình II, diện tích khoảng 55,29ha. Đề xuất bổ sung vào quy hoạch KCN Gia Bình I quy mô 250ha.

Trên địa bàn huyện Lương Tài, đề xuất bổ sung vào quy hoạch 3 KCN: Lương Tài 1 quy mô 245ha (trên địa bàn xã An Thịnh); KCN Lương Tài 2 quy mô 495ha (xã Bình Định và Quảng Phú); KCN – Đô thị - Dịch vụ Lương Tài quy mô 665ha, trên địa bàn xã Lâm Thao, Phú Lương, Bình Định và thị trấn Thứa.

  • Hơn 40 triệu USD vốn FDI vào khu vực sắp lên thành phố trực thuộc Trung ương

    Hơn 40 triệu USD vốn FDI vào khu vực sắp lên thành phố trực thuộc Trung ương

    Theo thống kê trong năm 2024, TP. Huế đã thu hút được hơn 40 triệu USD vốn đầu tư FDI vào nhiều dự án trên địa bàn. Kể từ năm 2025, TP. Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đây sẽ là động lực để đô thị này thu hút thêm sự quan tâm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

  • Một tỉnh tiếp giáp TP.HCM thu hút gần 1.000 dự án FDI

    Một tỉnh tiếp giáp TP.HCM thu hút gần 1.000 dự án FDI

    Tính đến thời điểm hiện tại, các khu công nghiệp thu hút 1.950 dự án (997 dự án FDI và 953 dự án trong nước). Riêng năm 2024, khu công nghiệp thu hút 96 dự án, trong đó 75 dự án FDI (vốn hơn 540 triệu USD) và 21 dự án trong nước (vốn hơn 1.227 tỉ đồng).

Tâm An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.