Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Tại nghị quyết, Chính phủ đánh giá hiện nay, tình hình thị trường bất động sản đã có những chuyển biến, tuy nhiên thị trường vẫn còn nhiều khó khăn về thể chế, nguồn vốn tín dụng, trái phiếu,…và tổ chức thực thi của địa phương cần được tập trung tháo gỡ, thúc đẩy, Chính phủ thống nhất chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương nhiều nội dung.
Trong đó, Chính phủ đưa ra mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội, phân khúc đang thiếu hụt trên thị trường, để tăng nguồn cung, đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng người dân về nhà ở.
Trong lúc chờ Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) tháo gỡ toàn diện khó khăn, vướng mắc trong phát triển nhà ở, Chính phủ cho biết sẽ xây dựng, trình Quốc hội xem xét, ban hành một nghị quyết riêng về thí điểm chính sách phát triển nhà ở xã hội.
Theo đó, nghị quyết riêng này sẽ tháo gỡ những “vướng mắc lớn về quy hoạch, bố trí quỹ đất, giao đất đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; lựa chọn nhà đầu tư, ưu đãi chủ đầu tư làm nhà ở xã hội. Chính sách riêng này cũng sẽ tháo gỡ điểm nghẽn về xác định giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội và đối tượng, điều kiện được hưởng chính sách”, Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ.
Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng
Để có vốn hỗ trợ phát triển ít nhất 1 triệu căn nhà ở nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng để chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trong đó chủ lực là 04 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank).
Gói tín dụng này cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay với lãi suất trong thời gian ưu đãi thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước (bao gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) trên thị trường và các ngân hàng thương mại ngoài nhà nước có đủ điều kiện với các gói tín dụng cụ thể trong từng thời kỳ.
Ngân hàng Nhà nước cũng được giao phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí được thụ hưởng Chương trình.
Chính phủ cũng xác định việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp là một hạng mục đầu tư trong nguồn vốn trung - dài hạn của các địa phương.
Ngoài việc ưu tiên phát triển nhà ở xã hội, Chính phủ còn yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xem xét chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát, phân loại dự án bất động sản để có các biện pháp xử lý phù hợp như giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ... theo đúng quy định.
Đồng thời, nỗ lực tiết giảm chi phí hoạt động để có dư địa giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, trong đó có người mua nhà và các dự án bất động sản, góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn tín dụng cho doanh nghiệp.
-
Ai được vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng?
Mỗi ngân hàng thương mại sẽ dành khoảng 30.000 tỷ đồng cho vay 2 đối tượng là nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân.
-
Hé lộ các nhà băng khả năng được nới room tín dụng lần 2
Ngày 28/11/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục cấp bổ sung hạn mức tín dụng cho các ngân hàng đã sử dụng từ 80% hạn mức được cấp. Đây là lần cấp hạn mức tín dụng bổ sung thứ 2 trong năm 2024 (lần 1 vào tháng 8/2024) với quyết tâm hoàn thành mục ...
-
Vì sao ngân hàng “trải thảm”, doanh nghiệp vẫn than không vay được?
Các công ty mà không vay được để sản xuất kinh doanh không phải vì ngân hàng không cho vay mà do bản thân doanh nghiệp không muốn vay.
-
Không dễ vay ngân hàng này trả nợ nhà băng khác
Một số ngân hàng bắt đầu cho khách hàng cá nhân vay lãi suất thấp để trả nợ mua xe hay nhà đất tại nhà băng khác, nhưng thực tế không dễ tiếp cận.