Trước nhiều băn khoăn của đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng nhấn mạnh, phá sản ngân hàng là biện pháp cuối cùng để xử lý các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng.
Chính phủ có thể quyết định áp dụng việc chi trả vượt hạn mức bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp phá sản tổ chức tín dụng.
Bên cạnh phương án phá sản, phiên thảo luận về sửa Luật Các tổ chức tín dụng sáng 26/10 tại Quốc hội cũng ghi nhận nhiều băn khoăn về đề xuất miễn trách nhiệm với người tham gia cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và một số nội dung khác.
Việc Quốc hội xem xét thông qua luật này sẽ là cơ sở pháp lý cơ bản, cấp thiết để xử lý những tồn tại, hạn chế hệ thống ngân hàng hiện nay, Thống đốc nhấn mạnh.
Chỉnh nhiều nội dung
Theo Thống đốc, thời gian qua cơ quan soạn thảo đã phối hợp với cơ quan thẩm tra tiếp thu, chỉnh sửa nhiều nội dung quan trọng của dự thảo luật.
Như, bổ sung biện pháp can thiệp sớm tổ chức tín dụng có dấu hiệu suy yếu tại điều 130a của dự thảo luật. Sửa đổi, bổ sung về tỷ lệ sở hữu cổ phần tại một tổ chức tín dụng tại khoản 2 điều 55 theo hướng bổ sung trường hợp một tổ chức được phép sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ tại một tổ chức tín dụng trong một số trường hợp.
Dự luật cũng đã dổ sung một số quy định để tăng cường hiệu quả ngăn ngừa sở hữu chéo, đầu tư chéo như sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 3 điều 55 theo hướng quy định giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cổ đông lớn của tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó tại tổ chức tín dụng khác để tránh việc lạm dụng và chi phối hoạt động cấp tín dụng tại nhiều tổ chức tín dụng để phục vụ cho lợi ích có liên quan của cổ đông lớn.
Bổ sung quy định khoản 4 điều 34 theo hướng: chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc (giám đốc) của tổ chức tín dụng không được đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác để hạn chế việc lạm dụng quyền đồng thời là người quản trị, điều hành tại tổ chức tín dụng và doanh nghiệp để thực hiện hoạt động đầu tư, cấp tín dụng không trên cơ sở thị trường, tạo ra rủi ro lớn cho hoạt động của tổ chức tín dụng.
Cơ quan soạn thảo cũng sửa đổi, điều chỉnh kết cấu phương án cơ cấu lại và quy trình thực hiện các phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng cho thống nhất, rõ ràng hơn.
Xin báo cáo thêm
Liên quan tới miễn trừ trách nhiệm, dù dự thảo luật mới nhất đã không còn nội dung này nhưng Thống đốc "xin được báo cáo thêm".
Ông Hưng khẳng định, theo đề xuất của Chính phủ, việc miễn trừ trách nhiệm đối với người tham gia cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém được thực hiện với các điều kiện rất chặt chẽ.
Cụ thể, việc miễn trách nhiệm trách nhiệm chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao trung thực, đúng quy định pháp luật và đúng các phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Có ý kiến cho rằng, trường hợp đã thực hiện đúng quy định pháp luật thì đương nhiên không bị truy cứu trách nhiệm. Tuy nhiên, việc thiếu các quy định cụ thể đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của những người tham gia cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém, Thống đốc nói.
Ông cũng cho biết đa số cán bộ tham gia cơ cấu lại là nhân viên của các ngân hàng thương mại (không phải là công chức). Do vậy, đã có tình trạng không ít cán bộ tìm cách từ chối khi được giao thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến xử lý tổ chức tín dụng yếu kém. Điều này đã dẫn đến việc thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực tham gia xử lý tổ chức tín dụng yếu kém nhất là trong quá trình triển khai thi hành luật sau khi được Quốc hội thông qua.
Qua nghiên cứu, cơ quan soạn thảo nhận thấy, theo thông lệ quốc tế, pháp luật các nước đều có các quy định về việc miễn trách nhiệm ngay tại các văn bản liên quan đến thanh tra, giám sát lĩnh vực ngân hàng, mà không quy định tại văn bản pháp luật về tố tụng.
Với bối cảnh hiện tại, việc chờ quy trình sửa đổi, bổ sung quy định này tại Bộ luật Hình sự, hay Luật Cán bộ, công chức sẽ không bảo đảm tính kịp thời và toàn diện của việc tạo lập khuôn khổ pháp lý xử lý tổ chức tín dụng yếu kém.
Do vậy, để bảo đảm có đủ nguồn nhân lực triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2017-2020, Chính phủ rất mong Quốc hội xem xét, cân nhắc để bổ sung nội dung này vào dự thảo luật, Thống đốc trình bày.
Biện pháp cuối cùng
Hồi âm băn khoăn về quyền lợi người gửi tiền trong phương án phá sản ngân hàng, Thống đốc nói, với vai trò là trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu huy động tiền gửi từ người gửi tiền để cấp tín dụng, việc phá sản tổ chức tín dụng có thể dẫn đến nguy cơ người gửi tiền rút tiền ồ ạt lan chuyền, đe dọa đổ vỡ dây chuyền, ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng.
Do đó, cơ quan soạn thảo đã rà soát, nghiên cứu rất kỹ các quy định tại phương án này nhằm bảo đảm sự thận trọng cần thiết.
Cụ thể là thẩm quyền quyết định chủ trương và phê duyệt phương án phá sản thuộc Chính phủ. Chủ trương phá sản chỉ xem xét theo nguyên tắc là biện pháp cuối cùng khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không có khả năng thực hiện hoặc thực hiện không thành công các phương án khác (phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc chuyển giao bắt buộc).
Khi xây dựng phương án phá sản, quan điểm chỉ đạo chung là phải đánh giá tác động kỹ lưỡng của việc phá sản với sự an toàn hệ thống, rủi ro tiềm ẩn đối với nền kinh tế, quyền lợi của người gửi tiền.
Ngoài ra, dự thảo luật đã bổ sung quy định cho phép Chính phủ được áp dụng biện pháp đặc biệt nhằm bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, trật tự, an toàn xã hội khi xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Theo đó, để tránh đổ vỡ và gây mất an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm lợi ích của người gửi tiền, không ảnh hướng đến an ninh tiền tệ quốc gia, trật tự an toàn xã hội, Chính phủ có thể quyết định áp dụng việc chi trả vượt hạn mức bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp phá sản tổ chức tín dụng.
Nguồn sử dụng để hỗ trợ chi trả sẽ không dùng ngân sách Nhà nước, theo đúng nghị quyết của Quốc hội, mà có thể sử dụng các nguồn lực Nhà nước khác để xử lý vấn đề này.
Nguyên Vũ (VnEconomy)
VIP
NHÀ MẶT TIỀN KHU BIỆT THỰ VEN SÔNG HIỆP BÌNH CHÁNH TĐ - 4 TẦNG NGANG 7M - SHR
19 tỷ - 123m2
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0905832***
VIP
Bán nhà mặt tiền đường 20m - 5PN khu bên sông HBC Thủ Đức - 120m2 ngang 6m
14 tỷ 300 triệu- 120m2
Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0905832***
VIP
Suất mua trực tiếp CĐT - CK 8% - Tặng Early Bird đến 750tr - HTLS 24 tháng
145 triệu- 0m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0962930***
VIP
Bán Nhà Đường Dương Quảng Hàm. P5, Gò Vấp. 4mx14m 3 tầng dòng tiền 14tr/th
7 tỷ 300 triệu- 56m2
Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0707201***
VIP
SỞ HỮU NGAY CĂN HỘ BCONS CITY - TRẢ TRƯỚC CHỈ TỪ 220 TRIỆU/CĂN 2PN 2WC
2 tỷ - 51m2
Dĩ An, Bình Dương
Hôm nay
0937161***
VIP
Bán gấp lô đất nền dự án TP. Thuận An, DT 67,3m2, TC 100%, sổ riêng
2 tỷ 300 triệu- 67.3m2
Thuận An, Bình Dương
Hôm nay
0986836***
VIP
Sở hữu CĂN HỘ PANOMA sông Hàn - VIEW 360 trọn Đà Nẵng. SUN COSMO RESIDENCE
Thương lượng- 50m2
Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
Hôm nay
0922156***
VIP
Đất KDC Thuận Giao gần ngã tư Hoà Lân, 350m ngang 10x35m ful thổ cư 512 Thuận An
7 tỷ 500 triệu- 350m2
Thuận An, Bình Dương
Hôm nay
0982882***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.