Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình định hướng sẽ tiếp tục áp trần lãi suất huy động ít nhất cho đến hết tháng 6/2011.

Thống đốc nói: “Từ nay đến hết tháng 6/2012, bỏ trần là không tưởng. Nếu bỏ thì mức biến động của lãi suất như thế nào cần phải tính toán”.
Bao giờ bỏ trần lãi suất huy động VND là câu hỏi VnEconomy đặt ra với
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tại cuộc gặp mặt báo chí
chiều nay (11/1).
Trả lời câu hỏi này, Thống đốc dẫn lại những nguyên do buộc phải áp cơ chế trần lãi suất huy động VND từ năm 2010, là một biện pháp hành chính.
“Nếu bao giờ không còn những lý do để áp trần lãi suất thì lúc đó sẽ bỏ, nhưng giờ vẫn chưa giải quyết được những lý do đó”, Thống đốc nói.
Cụ thể, từ năm 2010, cơ chế trần lãi suất huy động được đưa ra xuất phát từ những xáo trộn trên thị trường. Nhu cầu vốn của hệ thống ngân hàng cao, nếu để tự do thì mặt bằng lãi suất huy động cao dẫn tới lãi suất cho vay cao và doanh nghiệp khó khăn, tăng trưởng kinh tế theo đó khó đảm bảo… Và cơ chế trần đưa ra nhằm đảm bảo hệ thống huy động vốn ở một mức nhất định, cho vay ra ở mức lãi suất “chấp nhận được”.
Đến nay, các điều kiện để áp trần lãi suất vẫn còn nên cơ chế này chưa bỏ được. Thống đốc nói: “Từ nay đến hết tháng 6/2012, bỏ trần là không tưởng. Nếu bỏ thì mức biến động của lãi suất như thế nào cần phải tính toán”.
Về định hướng lâu dài, để bỏ trần lãi suất theo Thống đốc cần phải xử lý được những bất cập hiện nay trên thị trường. Đó cũng là mục tiêu của tái cấu trúc.
Định hướng của Ngân hàng Nhà nước là tiến tới đưa thị trường tiền tệ trở về đúng nghĩa của nó, hạn chế sự “lấn sân” thị trường vốn như trong thời gian qua.
Hiện tại, nguồn vốn cho hệ thống ngân hàng vẫn bắt nguồn từ doanh nghiệp và dân cư. Lãi suất thấp hoặc kém hấp dẫn thì họ hạn chế gửi, trong khi thanh khoản ngân hàng đang khó khăn và cầu huy động vẫn cao. Thực tế thời gian qua hệ thống ngân hàng từ kênh nhận tiền gửi và cung vốn cho nền kinh tế trở thành một kênh đầu tư, lấn vai trò của thị trường vốn.
Với thực tế trên, một lần nữa Thống đốc Nguyễn Văn Bình nêu lại quan điểm rằng, nếu đúng là thị trường tiền tệ thì không đặt vấn đề thực dương; hệ thống ngân hàng là kênh tiền gửi, thanh toán và dịch vụ. “Vì anh gửi tiền ở ngân hàng, ngân hàng có kinh doanh trên nguồn vốn đó thì trả cho anh một phần lãi suất. Nếu anh muốn kinh doanh đồng vốn đó thì tìm đến các kênh đầu tư, sản xuất kinh doanh, tìm cổ tức doanh nghiệp…”.
“Tái cấu trúc, mục tiêu cuối cùng là đưa thị trường tiền tệ trở về đúng vai trò của nó. Nếu làm được điều đó thì nhất định không có trần lãi suất, không còn chuyện căng thẳng, khó khăn thanh khoản!”, Thống đốc nêu quan điểm.
Trước mắt, bên cạnh việc duy trì cơ chế trần lãi suất, trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước là làm sao góp phần kiềm chế lạm phát trong 3 tháng tới - “mùa” cao điểm lạm phát do nhu cầu tiêu dùng tăng cao dịp lễ tết.
Cùng với đó nhà điều hành sẽ tập trung xử lý các ngân hàng yếu kém, để tránh những sự “khuấy đảo” ảnh hưởng xấu đến thị trường. Tiếp đến là xử lý quyết liệt hơn vấn đề thanh khoản, tạo vốn tốt hơn. Theo đó, dự kiến Ngân hàng Nhà nước có thể đẩy mạnh cung tiền, định hướng nguồn vốn đi vào sản xuất hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp.
“Mục tiêu vẫn là kiềm chế CPI nên cung tiền cũng ở mức độ phù hợp. Khi đó mới giải quyết một bước thanh khoản hệ thống, chặn bớt sự hút vốn ở những mảng hạn chế, rồi sẽ tính đến giảm lãi suất”, Thống đốc cho biết.
Và khi lạm phát được kiềm chế tốt, thanh khoản hệ thống tốt hơn, các tỷ lệ đảm bảo an toàn của các ngân hàng tốt hơn, cũng như có hiệu quả trong việc định hướng lại vai trò của thị trường tiền tệ như nêu trên, thì mới tính đến việc bỏ trần.
“Cái khó bó cái khôn, chúng tôi cũng không mong muốn áp trần. Nhưng có những thời điểm là cần thiết để đảm bảo ổn định, vì lợi ích chung của nền kinh tế”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói thêm.
Trả lời câu hỏi này, Thống đốc dẫn lại những nguyên do buộc phải áp cơ chế trần lãi suất huy động VND từ năm 2010, là một biện pháp hành chính.
“Nếu bao giờ không còn những lý do để áp trần lãi suất thì lúc đó sẽ bỏ, nhưng giờ vẫn chưa giải quyết được những lý do đó”, Thống đốc nói.
Cụ thể, từ năm 2010, cơ chế trần lãi suất huy động được đưa ra xuất phát từ những xáo trộn trên thị trường. Nhu cầu vốn của hệ thống ngân hàng cao, nếu để tự do thì mặt bằng lãi suất huy động cao dẫn tới lãi suất cho vay cao và doanh nghiệp khó khăn, tăng trưởng kinh tế theo đó khó đảm bảo… Và cơ chế trần đưa ra nhằm đảm bảo hệ thống huy động vốn ở một mức nhất định, cho vay ra ở mức lãi suất “chấp nhận được”.
Đến nay, các điều kiện để áp trần lãi suất vẫn còn nên cơ chế này chưa bỏ được. Thống đốc nói: “Từ nay đến hết tháng 6/2012, bỏ trần là không tưởng. Nếu bỏ thì mức biến động của lãi suất như thế nào cần phải tính toán”.
Về định hướng lâu dài, để bỏ trần lãi suất theo Thống đốc cần phải xử lý được những bất cập hiện nay trên thị trường. Đó cũng là mục tiêu của tái cấu trúc.
Định hướng của Ngân hàng Nhà nước là tiến tới đưa thị trường tiền tệ trở về đúng nghĩa của nó, hạn chế sự “lấn sân” thị trường vốn như trong thời gian qua.
Hiện tại, nguồn vốn cho hệ thống ngân hàng vẫn bắt nguồn từ doanh nghiệp và dân cư. Lãi suất thấp hoặc kém hấp dẫn thì họ hạn chế gửi, trong khi thanh khoản ngân hàng đang khó khăn và cầu huy động vẫn cao. Thực tế thời gian qua hệ thống ngân hàng từ kênh nhận tiền gửi và cung vốn cho nền kinh tế trở thành một kênh đầu tư, lấn vai trò của thị trường vốn.
Với thực tế trên, một lần nữa Thống đốc Nguyễn Văn Bình nêu lại quan điểm rằng, nếu đúng là thị trường tiền tệ thì không đặt vấn đề thực dương; hệ thống ngân hàng là kênh tiền gửi, thanh toán và dịch vụ. “Vì anh gửi tiền ở ngân hàng, ngân hàng có kinh doanh trên nguồn vốn đó thì trả cho anh một phần lãi suất. Nếu anh muốn kinh doanh đồng vốn đó thì tìm đến các kênh đầu tư, sản xuất kinh doanh, tìm cổ tức doanh nghiệp…”.
“Tái cấu trúc, mục tiêu cuối cùng là đưa thị trường tiền tệ trở về đúng vai trò của nó. Nếu làm được điều đó thì nhất định không có trần lãi suất, không còn chuyện căng thẳng, khó khăn thanh khoản!”, Thống đốc nêu quan điểm.
Trước mắt, bên cạnh việc duy trì cơ chế trần lãi suất, trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước là làm sao góp phần kiềm chế lạm phát trong 3 tháng tới - “mùa” cao điểm lạm phát do nhu cầu tiêu dùng tăng cao dịp lễ tết.
Cùng với đó nhà điều hành sẽ tập trung xử lý các ngân hàng yếu kém, để tránh những sự “khuấy đảo” ảnh hưởng xấu đến thị trường. Tiếp đến là xử lý quyết liệt hơn vấn đề thanh khoản, tạo vốn tốt hơn. Theo đó, dự kiến Ngân hàng Nhà nước có thể đẩy mạnh cung tiền, định hướng nguồn vốn đi vào sản xuất hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp.
“Mục tiêu vẫn là kiềm chế CPI nên cung tiền cũng ở mức độ phù hợp. Khi đó mới giải quyết một bước thanh khoản hệ thống, chặn bớt sự hút vốn ở những mảng hạn chế, rồi sẽ tính đến giảm lãi suất”, Thống đốc cho biết.
Và khi lạm phát được kiềm chế tốt, thanh khoản hệ thống tốt hơn, các tỷ lệ đảm bảo an toàn của các ngân hàng tốt hơn, cũng như có hiệu quả trong việc định hướng lại vai trò của thị trường tiền tệ như nêu trên, thì mới tính đến việc bỏ trần.
“Cái khó bó cái khôn, chúng tôi cũng không mong muốn áp trần. Nhưng có những thời điểm là cần thiết để đảm bảo ổn định, vì lợi ích chung của nền kinh tế”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói thêm.
Theo Minh Đức - Nguyễn Hoài (VnEconomy)
VIP

Nhà giá rẻ Quận 10 P.12 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu HC đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP

Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP

Đất gần ngã 6 An Phú, KDC Phúc Đạt gần chợ Thông Dụng, 1977 Dĩ An, Bình Dương
2 tỷ 300 triệu- 60m2
Dĩ An, Bình Dương
Hôm nay
0982882***
VIP

Chính thức ra mắt dự án Kepler Land Mỗ Lao - Vị trí đắc địa còn lại tại Hà Đông
4 tỷ - 54m2
Hà Đông, Hà Nội
Hôm nay
0987458***
VIP

Nhận ngay lì xì năm mới 20 triệu, nhà phố mặt tiền đường 60m chỉ 750 triệu/căn
2 tỷ 900 triệu- 102m2
Bến Lức, Long An
Hôm nay
0962930***
VIP

Hiếm! Biệt thự đường Nguyễn Ư Dĩ 160m2 - Trệt 2 lầu - giá chỉ 38tỷ
38 tỷ - 156m2
Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0903434***
VIP

SUN PONTE RESIDENCE VỚI GIÁ VÀ CSBH CỰC KỲ ƯU ĐÃI
Thương lượng- 0m2
Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
Hôm nay
0922156***
VIP

Hàng ngộp, vị trí kinh doanh siêu hiếm, 630m2 , Nguyễn Thị Thập , Quận 7.
68 tỷ - 630m2
Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0906953***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: tài chính, kinh tế vĩ mô