08/12/2016 1:24 PM
Liên quan đến việc phát triển thị trường các công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối và lãi suất, mới đây, nhóm công tác ngân hàng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm phái sinh, cũng như hình thành đường cong lãi suất ngắn hạn (VNIBOR).
Theo báo cáo của nhóm này, thời gian qua NHNN theo dõi chặt chẽ thị trường, có những giải pháp chính sách tiền tệ, lãi suất, điều hành thanh khoản kịp thời nhằm kiềm chế lạm phát, giúp kích thích nền kinh tế. Tuy nhiên, nhóm công tác cũng kiến nghị NHNN quản lý nguồn cung tiền một cách thận trọng, đặc biệt trong việc tăng tín dụng bất động sản.
Chờ đợi VNIBOR đã lâu
Từ đầu năm đến nay, có một lượng lớn các khoản tín dụng được cấp cho các dự án bất động sản và cơ sở hạ tầng. Theo đánh giá của nhóm công tác ngân hàng, một phần nguồn tín dụng này đã giúp hồi phục thị trường bất động sản và giúp nhiều ngân hàng giảm tỷ lệ nợ xấu. Tuy vậy, nhóm này cho rằng việc thiếu hụt VNIBOR sẽ tiềm ẩn những rủi ro khi các ngân hàng đổ xô bơm tín dụng vào bất động sản.
Về lý thuyết, lãi suất là giá của đồng vốn được hình thành trên cơ sở quan hệ cung – cầu vốn trên thị trường ở từng thời điểm cụ thể đối với từng loại tiền, kỳ hạn, số tiền, mức độ rủi ro của đối tượng vay vốn… Như vậy, trên thị trường luôn cùng lúc có nhiều loại lãi suất khác nhau cho nhiều loại vốn có đặc điểm khác nhau.
Các thành viên tham gia thị trường cũng như nhà quản lý luôn tìm cách xây dựng các mức lãi suất giao dịch chuẩn cho các kỳ hạn. Vì vậy, các thành viên thị trường cần mức lãi suất chuẩn để làm cơ sở định giá các sản phẩm giao dịch trên thị trường một cách minh bạch, còn nhà quản lý lại cần có các mức lãi suất chuẩn này để nắm bắt được chính xác tín hiệu cũng như phản ứng của thị trường để có các biện pháp điều hành phù hợp, hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện nay, chỉ số VNIBOR chỉ được đóng góp bởi các ngân hàng trong nước và vì nhiều lý do đã dẫn tới việc không phản ánh đúng mức độ thị trường, đặc biệt là đối với các kỳ hạn trên một tháng.
Thiếu đường cong lãi suất ngắn hạn?
Trong khi đó, các sản phẩn rủi ro phái sinh hoạt động chưa hiệu quả trên thị trường liên ngân hàng. Ông Phạm Hồng Hải, Trưởng nhóm công tác ngân hàng, Tổng giám đốc Ngân hàng TNHH MTV HSBC, cho rằng các công cụ phòng ngừa rủi ro còn hạn chế. Ông Hải cho biết thường xuyên nhận được thắc mắc của khách hàng về các công cụ phòng ngừa rủi ro dài hạn (như hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ chéo).
Trong khi đó, thủ tục giấy tờ trong các giao dịch ngoại hối còn quá nhiều. Thậm chí các ngân hàng phải lưu “cả thùng” chứng từ liên quan đến các giao dịch ngoại hối để chứng minh các giao dịch này là hợp pháp.
Điều này dẫn đến việc các ngân hàng không có đủ khả năng cung cấp dịch vụ quản lý dòng tiền cho khách hàng và làm các khách hàng, nhất là các công ty đa quốc gia có nhiều công ty con và chi nhánh, không được tiếp cận với các công cụ quản lý thanh khoản hiệu quả.
Sẽ xây dựng chỉ số VNIBOR
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2016, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, hiện nay các văn bản pháp lý hiện hành của NHNN đã có quy
động tiền gửi của tổ chức tín dụng kỳ hạn rất ngắn, có những kỳ hạn chỉ vài ngày hoặc một tuần, gây khó khăn cho điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Thời gian qua, nhờ sự phối hợp đồng bộ các công cụ cũng như điều hành quyết liệt, cho nên thị trường tiền tệ đã ổn định trở lại.
Phó Thống đốc cho biết hiện nay, trên thị trường, các mức lãi suất ngắn hạn đã có đường cong và hệ thống các tổ chức tín dụng đã huy động được các nguồn vốn dài hạn hơn.
“Tuy nhiên, NHNN đang tích cực đánh giá tổng quan về thị trường tiền tệ cũng như để xác định các mức lãi suất đại diện, để tiến tới xây dựng đường cong lãi suất ngắn hạn”, bà Hồng thông tin.
Có thể nói, thời gian qua, NHNN đã ban hành một loạt các Thông tư nhằm ổn định thị trường như: ban hành Thông tư 07 để tiếp tục cho vay ngoại tệ đối với các nhà xuất khẩu cần phải trả các chi phí tại thị trường trong nước và ban hành Thông tư 06 thay thế Thông tư 36, nhằm tăng hệ số tài sản có rủi ro cho các khoản vay bất động sản với tốc độ chậm hơn, và giảm dần tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.
Rõ ràng, sự điều hành kịp thời chính sách tiền tệ, lãi suất, điều hành thanh khoản vừa qua của NHNN đã góp phần kiềm chế lạm phát, kích thích nền kinh tế phát triển.
Huyền Anh (Thời báo kinh doanh)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.