Cụ thể, báo cáo của GlobalData Plc đã đưa ra phân tích về triển vọng của ngành xây dựng nói chung trên khắp thế giới như Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Tây Âu, Đông Âu, Nam Á, Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Châu Úc, Trung Đông và Bắc Phi, và Châu Phi cận Sahara.
GlobalData Plc đưa ra một số kịch bản chính. Cụ thể, trong trường hợp xung đột Nga – Ukraine chấm dứt, tình hình giá cả leo thang có thể sẽ giảm xuống trong năm 2023, nhất là khi Nga đạt được các mục tiêu cụ thể của họ. Đồng thời, nền kinh tế Nga có thể mở cửa trở lại và bắt đầu quá trình phục hồi
Ngược lại, nếu Nga sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháo quân sự với Ukraine, quốc gia này sẽ tiếp tục phải chịu thêm các lệnh trừng phạt khác trong năm tới, qua đó kìm hãm sự phục hồi của một trong những cường quốc hàng đầu thế giới.
Dựa theo những kịch bản này, GlobalData nhận thấy sản lượng xây dựng toàn cầu có thể tăng 4% vào năm 2022 trước khi đạt mức trung bình 3,8% trong giai đoạn 2023 – 2026.
Tuy nhiên, có nhiều kịch bản khác nhau sẽ dẫn đến một kết quả tồi tệ hơn. Chẳng hạn, một kịch bản trong đó chính phủ Ukraine từ chối bất kỳ yêu cầu nào, dẫn đến tình trạng căng thẳng kéo dài, và có khả năng kéo theo một số quốc gia khác tham chiến. Khi đó, thị trường xây dựng toàn cầu chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng lớn, đặc biệt ở khu vực châu Âu.
Động lực cho ngành xây dựng toàn cầu
Trong suốt hai năm qua, ngành xây dựng toàn cầu đã rơi vào trạng thái tê liệt, trì trệ bởi những hạn chế liên quan đến dịch COVID-19. Tuy nhiên, trong nửa đầu năm 2022, ngành đã đón nhận một số thông tin tích cực.
Dù vậy, thời điểm hiện tại, ngành xây dựng toàn cầu lại đang phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng. Cuộc xung đột Nga – Ukraine đã khiến nền kinh tế toàn cầu biến động, qua đó gây khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng và gây áp lực lên giá cả. Những gì mà con người chứng kiến rõ nhất hiện nay chính là giá năng lượng tăng chóng mặt. Do đó, không có gì đảm bảo việc giá các nguyên vật liệu dùng trong ngành công nghiệp xây dựng sẽ không tăng lên trong tương lai. Nếu điều này xảy ra, ngành xây dựng toàn cầu sẽ tiếp tục đối mặt với các rủi ro.
Song song với đó, ngành xây dựng cũng đón một số tin vui. Đầu tư vào thị trường nhà đất đã phục hồi nhanh chóng và lĩnh vực này tiếp tục được thúc đẩy bởi các biện pháp hỗ trợ của chính phủ các nước cũng như các chương trình xây dựng nhà ở nhằm thu hẹp thâm hụt nguồn cung nhà ở tại nhiều thị trường.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực năng lượng cũng như tiện ích là động lực chính thúc đẩy sự phục hồi của sản lượng xây dựng nói chung. Các lĩnh vực này mở rộng vào năm 2020 bất chấp sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, điều này phản ánh nỗ lực của chính phủ các nước và các tổ chức công trong việc tăng tốc đầu tư để kích thích hoạt động xây dựng.
Ngoài ra, hoạt động xây dựng công nghiệp cũng đang phục hồi sau cuộc suy thoái do đại dịch Covid-19 gây ra vào năm 2020. Bằng chứng là hàng loạt dự án khu công nghiệp cũng như nhà máy mới trên toàn cầu đã được thông qua, và sẽ đi vào khởi công trong giai đoạn 2023 – 2026.
-
Công ty đóng chai của Coca-Cola tại Việt Nam và Campuchia được mua lại với giá hơn 1 tỷ USD
Swire Pacific sẽ thanh toán cho Coca-Cola Indochina, công ty chuẩn bị, đóng gói, phân phối và bán đồ uống của Coca-Cola ở hai quốc gia Việt Nam và Campuchia, 1,015 tỷ USD bằng tiền mặt, theo hồ sơ gửi lên sàn chứng khoán Hồng Kông hôm thứ Hai 18/7.
-
Giới nhà giàu Trung Quốc xếp hàng dài để mua dinh thự Gucci 1.300m2 trị giá 1.500 tỷ đồng ở London
Ngôi nhà 8 phòng ngủ rộng 14.000 foot vuông (tương đương khoảng hơn 1.300m2) ở Mayfair sang trọng từng là trụ sở của thương hiệu thời trang cao cấp Gucci của Ý được rao báo với giá với giá 66 triệu USD. Một số chủ doanh nghiệp giàu có từ Trung Quốc đại lục và Hồng Kông đã bày tỏ sự quan tâm tới bất động sản này.
-
Sáu tháng, lĩnh vực khách sạn hút 6,8 tỉ USD
Ước tính khối lượng đầu tư vào khách sạn đạt 6,8 tỉ USD trong sáu tháng đầu năm 2022 và dự kiến sẽ đạt 10,7 tỉ USD giá trị giao dịch cho cả năm.
-
Hai tỷ phú Ấn Độ rời khỏi câu lạc bộ 100 tỷ USD
Hai tỷ phú hàng đầu Ấn Độ, ông Mukesh Ambani và ông Gautam Adani, đã chính thức rời khỏi câu lạc bộ "centibillionaire" (những người sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD).
-
Myanmar muốn gia nhập BRICS, Nam Phi phủ nhận kế hoạch tạo đồng tiền chung
Trong bối cảnh BRICS (nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) mở rộng thành viên và đẩy mạnh ảnh hưởng toàn cầu, Myanmar vừa tuyên bố mong muốn trở thành thành viên của khối này....
-
Mỹ sắp đưa 140 công ty công nghệ của Trung Quốc vào danh sách hạn chế
Chính quyền Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhằm hạn chế ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Đây là lần thứ ba kể từ năm 2022, Washington triển khai các chính sách nhằm kìm hãm tham vọng công nghệ c...