Phát biểu kết luận tại cuộc gặp mặt lãnh đạo các ngân hàng thương mại sáng 16/10, Thủ tướng đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức từ bên ngoài.
Bên cạnh đó, việc điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức từ bên ngoài. Trong đó, tình hình thế giới diễn biễn nhanh, phức tạp; lạm phát, lãi suất tăng cao; nhiều đồng tiền mất giá mạnh. Trong khi đó Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, sức chống chịu còn hạn chế; doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng nặng nề sau 2 năm dịch Covid-19.
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP
Thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản bộc lộ những bất cập, ảnh hưởng đến nhiều tổ chức tín dụng và người dân. Hệ thống các ngân hàng thương mại có tiềm lực tài chính nhỏ, chất lượng chưa cao, trình độ quản lý, công nghệ nhiều ngân hàng thương mại còn lạc hậu. Còn hiện tượng sở hữu chéo, cạnh tranh thiếu lành mạnh, tính công khai, minh bạch chưa cao.
Bên cạnh đó, công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng còn chưa chủ động, sâu sát, kịp thời, còn để xảy ra sai phạm. Một số ngân hàng thương mại yếu kém phải quyết liệt xử lý, mặc dù rất khó khăn, cần nguồn lực. Công tác bảo đảm an ninh, an toàn đang gặp nhiều thách thức, rủi ro cần được quan tâm, xử lý hiệu quả. Chính sách hỗ trợ lãi suất 2% triển khai chậm, hiệu quả chưa cao do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên cần khắc phục triệt để thời gian tới.
Nhìn lại diễn biến kinh tế 9 tháng đầu năm, Thủ tướng cho rằng, thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, nhiều vấn đề chưa có tiền lệ, vượt khả năng dự báo, khó khăn hơn nhiều so với cuối năm 2021.
Trong nước, sự phục hồi kinh tế sau những tác động của dịch Covid-19, theo Thủ tướng có đóng góp lớn từ phía ngành ngân hàng. Theo đó, ngành này đã ứng phó kịp thời những thách thức, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, cùng chính sách tài khoá góp phần vừa kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và cấp vốn tín dụng nền kinh tế.
Phát biểu tại sự kiện, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà Nước điều hành tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro với định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến tình hình thực tế.
Về triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại, đến cuối tháng 9/2022, doanh số cho vay được hỗ trợ lãi suất đạt khoảng trên 15 nghìn tỷ đồng, dư nợ được hỗ trợ lãi suất đạt khoảng trên 13 nghìn tỷ đồng; số tiền đã hỗ trợ cho khách hàng khi tới kỳ thu lãi trên 29 tỷ đồng.
-
Sai phạm liên quan trái phiếu Tân Hoàng Minh, chứng khoán KIS bị phạt 335 triệu đồng
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố quyết định xử phạt Công ty CP chứng khoán KIS Việt Nam liên quan đến tư vấn chào bán trái phiếu của công ty con thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
-
VnDirect: Các chiến lược tài chính khéo léo sẽ là chìa khoá giúp nhóm bất động sản vượt áp lực đáo hạn trái phiếu
Công ty Chứng khoán VnDirect cho rằng các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong các quý tiếp theo khi áp lực đáo hạn trái phiếu gia tăng. Các chiến lược tài chính khéo léo cùng với sự hỗ trợ từ phía ...
-
Trái phiếu đáo hạn: Công ty bất động sản có được khất nợ qua năm 2025?
Tôi có mua trái phiếu doanh nghiệp của một công ty bất động sản tương đối lớn và uy tín ở thời điểm mua; tuy nhiên, hiện tại họ đang gặp khó khăn trong tài chính, khả năng cao là không có nguồn tiền để trả nợ trái phiếu đúng hạn trong năm 2024....
-
Trái phiếu không tài sản đảm bảo CII hút khách mua
Ngày 14/10, Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TPHCM (mã: CII) đã có báo cáo về việc chào bán thành công lô trái phiếu mã CIIB2426001 có giá trị 300 tỷ đồng.